Mẫu biên bản bàn giao Kết luận giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu biên bản bàn giao Kết luận giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa, người giám định tư pháp cần nghiên cứu những gì?
- Phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu trong trường hợp nào?
Mẫu biên bản bàn giao Kết luận giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu biên bản bàn giao Kết luận giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa được quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Biên bản bàn giao Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Theo quy định trên thì khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Mẫu biên bản bàn giao Kết luận giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa được thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL.
TẢI VỀ Mẫu biên bản bàn giao Kết luận giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.
Mẫu biên bản bàn giao Kết luận giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa, người giám định tư pháp cần nghiên cứu những gì?
Việc chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Chuẩn bị thực hiện giám định
1. Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
2. Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.
3. Tổ chức giám định tư pháp tiến hành giám định tư pháp đối với đối tượng giám định bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên.
Quyết định tiến hành giám định tư pháp thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.
Như vậy, theo quy định, để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp cần tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan.
Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
Phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu trong trường hợp nào?
Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Thực hiện giám định
1. Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định (sản phẩm văn hóa) và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở các yêu cầu sau đây:
a) Xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa;
b) Xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.
2. Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
...
Như vậy, theo quy định, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu trong trường hợp đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển.
Lưu ý: Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?