Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh Lympho Leuko trong phương pháp Realtime RT PCR gồm những mẫu nào?
- Khi mắc bệnh Lympho Leuko thì gà sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như thế nào?
- Để chẩn đoán bệnh Lympho Leuko ở gà bằng phương pháp Realtime RT PCR thì cần sử dụng một số thiết bị dụng cụ nào cho thí nghiệm?
- Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh Lympho Leuko trong phương pháp Realtime RT PCR gồm những mẫu nào?
Khi mắc bệnh Lympho Leuko thì gà sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-29:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 29: Bệnh Lympho Leuko ở gà quy định về triệu chứng lâm sàng ở gà mắc bệnh Lympho Leuko như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Gà con từ 1 ngày tuổi đến 10 ngày tuổi dễ nhiễm bệnh, nhưng không có biểu hiện lâm sàng.
- Thường gà trên 16 tuần tuổi các triệu chứng của bệnh mới thể hiện rõ;
- Tỷ lệ ốm và chết cao nhất thường ở gà từ tuần tuổi thứ 24 đến tuần tuổi thứ 26;
- Virus thường gây bệnh phổ biến ở các đàn gà công nghiệp;
- Virus gây bệnh Lympho leuko lan truyền chủ yếu qua trứng. Có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
5.2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng bệnh Lympho leuko thường không điển hình:
- Gà thường ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, gầy và ỉa chảy;
- Mào yếm nhợt nhạt, thiếu máu;
- Xoang bụng căng phồng;
- Ở gà đẻ giảm sản lượng trứng.
...
Theo đó, đối với gà từ 16 tuần tuổi trở lên thì sẽ có một số triệu chứng lâm sàng điền hình như gà thường ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, gầy và ỉa chảy; mào yếm nhợt nhạt, thiếu máu; xoang bụng căng phồng và gà đẻ giảm sản lượng trứng.
Đối với gà con từ 1 ngày tuổi đến 10 ngày tuổi dễ nhiễm bệnh, nhưng lại không có biểu hiện lâm sàng để nhận biết được có mắc bệnh hay không.
Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh Lympho Leuko trong phương pháp Realtime RT PCR gồm những mẫu nào? (Hình từ Internet)
Để chẩn đoán bệnh Lympho Leuko ở gà bằng phương pháp Realtime RT PCR thì cần sử dụng một số thiết bị dụng cụ nào cho thí nghiệm?
Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-29:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 29: Bệnh Lympho Leuko ở gà quy định về thiết bị và dụng cụ dùng trong phương pháp Realtime PCR như sau:
Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm sinh học và những thiết bị, dụng cụ sau:
4.1. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp parafin
4.1.1. Khuôn nhựa, loại chuyên dụng cho làm tiêu bản vi thể.
4.1.2. Máy xử lý mẫu mô tự động.
4.1.3. Nồi đun parafin, có thể duy trì ở nhiệt độ từ 56 oC đến 65 oC.
4.1.4. Khay sắt, loại chuyên dụng cho làm tiêu bản vi thể.
4.1.5. Máy làm lạnh, có thể duy trì ở nhiệt độ từ âm 10 oC đến 4 oC.
4.1.6. Máy cắt tiêu bản, cắt ở độ mỏng từ 3 mm đến 5 mm.
4.1.7. Nồi dãn tiêu bản, có thể làm nóng nước ở nhiệt độ từ 35 oC đến 65 oC.
4.1.8. Phiến kính, vô trùng.
4.1.9. Lamen, vô trùng.
4.1.10. Bộ cốc nhuộm tiêu bản.
4.1.11. Kính hiển vi quang học, vật kính 4 X, 10 X, 20 X, 40 X, 60 X.
4.2. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp realtime RT-PCR
4.2.1. Máy nhân gen (realtime PCR).
4.2.2. Máy spindown.
4.2.3. Tủ lạnh âm sâu, có thể duy trì nhiệt độ từ âm 20 oC đến âm 80 oC.
4.2.4. Máy ly tâm, có thể tạo gia tốc ly tâm 3 000 g, 6000 g và 20 000 g.
4.2.5. Máy lắc, có thể hoạt động với tốc độ 200 r/min đến 2 500 r/min.
4.2.6. Cối chày sứ, vô trùng.
Từ tiêu chuẩn trên thì một số thiết bị và dụng cụ dùng trong phương pháp Realtiem RT PCR gồm: máy nhân gen, máy spindown; máy ly tâm; máy lắc; cối chày sứ, vô trùng.
Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh Lympho Leuko trong phương pháp Realtime RT PCR gồm những mẫu nào?
Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-29:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 29: Bệnh Lympho Leuko ở gà quy định về phương pháp Realtime RT PCR như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
6.2. Phương pháp realtime RT-PCR phát hiện virus gây bệnh Lympho leuko
6.2.1. Lấy mẫu
Chọn từ 3 con gà đến 5 con gà có triệu chứng điển hình mổ lấy gan, lách, túi Fabricius (khối lượng tổng các loại từ 3 g đến 5 g) cho vào túi hoặc lọ đựng mẫu vô trùng, ghi ký hiệu mẫu trên túi.
6.2.2. Bảo quản mẫu
Mẫu bệnh phẩm (6.2.1) đựng trong túi hoặc lọ và bảo quản trong thùng lạnh (có nhiệt độ từ 2 oC đến 8 oC) và gửi đến phòng thí nghiệm không quá 48 h. Trong phòng thí nghiệm, nếu chưa tiến hành xét nghiệm ngay, mẫu phải được bảo quản trong tủ lạnh âm 20 oC (4.2.3).
CHÚ THÍCH: Đồng thời kèm theo Phiếu gửi bệnh phẩm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm và những thông tin về dịch tễ, các biểu hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh
...
Như vậy để tiến hành phương pháp Realtime RT PCR để chẩn đoán bệnh Lympho Leuko ở gà thì có thể chọn từ 3 con gà đến 5 con gà có triệu chứng điển hình mổ lấy gan, lách, túi Fabricius (khối lượng tổng các loại từ 3 g đến 5 g) cho vào túi hoặc lọ đựng mẫu vô trùng, ghi ký hiệu mẫu trên túi.
Mẫu bệnh phẩm đựng trong túi hoặc lọ và bảo quản trong thùng lạnh (có nhiệt độ từ 2 oC đến 8 oC) và gửi đến phòng thí nghiệm không quá 48 h. Trong phòng thí nghiệm, nếu chưa tiến hành xét nghiệm ngay, mẫu phải được bảo quản trong tủ lạnh âm 20 oC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?