Mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?

Mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?

Mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?

Xem thêm: Thời gian, địa điểm tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân ngày 22/12/2024

Xem thêm: Thiệp chúc mừng ngày 22 tháng 12 đẹp nhất

Với niềm tin tự hào dân tộc và lòng tri ân sâu sắc, chúng ta cùng hướng về kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024). Đây là dịp để tôn vinh những trang sử vàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tưởng nhớ những người đất Việt đã không tiếc máu xương vì độc lập, tự do của tổ quốc. Dưới đây là những mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được sưu tầm như sau:

Mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tham khảo như trên.

Xem thêm: Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam 22 12

Xem thêm: Lịch sử ngày 22 12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân

Xem thêm: Mẫu biểu trưng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?

Mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)

Công dân có quyền và nghĩa vụ về quốc phòng như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng gồm:

- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944 là ngày gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 về Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945) như sau:

Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].

Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”[3]; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[4]. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 07 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.

Như vậy, ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
2,448 lượt xem
Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lời chúc 22 12 ý nghĩa kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức Lễ dâng hương dâng hoa trong Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia trong hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
Pháp luật
Lời chúc mừng 22 12 cho chồng ý nghĩa? Lời chúc 22 12 cho người yêu? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?
Pháp luật
Ý nghĩa ngày 22 12 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam? Ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12?
Pháp luật
Câu hỏi trắc nghiệm ngày 22 12 có đáp án? Câu hỏi trắc nghiệm về Quân đội nhân dân Việt Nam? Câu hỏi về ngày 22 12?
Pháp luật
Kịch bản chương trình lễ kỷ niệm ngày thành lập 22 12 ngắn gọn? Kịch bản dẫn chương trình ngày 22 12 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?
Pháp luật
Bài phát biểu gặp mặt cựu quân nhân 22 12 ngắn gọn 2024? Bài phát biểu nhân ngày 22 12 gặp mặt cựu quân nhân thế nào?
Pháp luật
Những bài thơ về chú bộ đội hay nhất ngắn gọn ngày 22 12? Bài thơ về chú bộ đội ngắn nhất? Bài thơ ngắn về chú bộ đội?
Pháp luật
Thơ gửi các chú bộ đội Trường Sa ngắn gọn nhân ngày 22 12 ý nghĩa? Ngày 22 tháng 12 năm 1944 là ngày gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào