Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 19 25?
- Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 19 25?
- Hướng dẫn điền Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 19 25?
- Nội dung Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 21 25 là gì?
Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 19 25?
Tham khảo Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 2019 - 2025
Tải vềMẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 2019 - 2025
Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 19 25? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn điền Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 19 25?
Tham khảo Hướng dẫn điền Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 19 25 dưới đây:
Hướng dẫn điền Mẫu Báo cáo tổng kết 03 Chương trình Đề án của Thủ tướng Chính phủ về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 2019 - 2025 I. Khái quát tình hình liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh giai đoạn 2019-2025 (Đặc điểm tình hình; Thuận lợi, khó khăn). Gợi ý: (i) Thuận lợi Trường vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương. Sự chỉ đạo sát của ..., sự phối kết hợp của Ban cha mẹ học sinh. Từ đó tạo quyết tâm và sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho học sinh. - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, có tinh thần và trách nhiệm trong công tác quan tâm chăm sóc sức khỏe học sinh. - CBGV, NV và NLĐ cùng học sinh tích cực tham gia các hoạt động y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, xác định đó là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mình. (ii) Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em vẫn còn gặp một số khó khăn: Do chưa có nhân viên y tế trường học nên hàng năm hợp đồng với trạm y tế TT, việc phân công nhiệm vụ phụ trách thường xuyên tại trường còn là nhân viên kế toán kiêm nhiệm không có chuyên môn, nghiệp vụ. Một số phụ huynh học sinh do bận công việc nên còn chủ quan đôi lúc chưa chăm lo cho sức khỏe của con em mình. Tủ thuốc chủ yếu là các loại thuốc thông thường dùng sơ cấp cứu ban đầu. II. Công tác chỉ đạo, điều hành 1. Ban hành kế hoạch triển khai Chương trình, Đề án, văn bản hướng dẫn của địa phương (có phụ lục danh mục văn bản). 2. Công tác chỉ đạo phối hợp liên ngành của địa phương. III. Kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của 03 Chương trình, Đề án 1. Công tác rà soát và sắp xếp đội ngũ,xây dựng cơ chế quản lý, phương thức hoạt động và mô hình thực hiện công tác y tế trường học gắn với y tế cơ sở trên địa bàn. 2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh (phòng y tế, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, nước sạch, nhà vệ sinh trường học ...) 3. Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học. 4. Công tác quản lý về dinh dưỡng học đường, tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm trong trường học. 5. Xây dựng, triển khai các mô hình điểm, các dự án về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh tại địa phương. 6. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe (phòng, chống dịch bệnh, bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...). 7. Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế trường học chuyên trách và kiêm nhiệm. 8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo. Nhà trường chỉ đạo GVCN cập nhận trên cơ sở dữ liệu ngành về kết quả kiểm tra sức khỏe của học sinh và đã triển khai ứng dụng công tác chuyển đổi số trong quản lý điều hành thống kê báo cáo tất cả các hoạt động của đơn vị. 9. Công tác phối hợp liên ngành về y tế trường học gắn kết với y tế cơ sở. Nhà trường có phối hợp giữa trạm y tế thị trấn về công tác y tế trường học nhằm sơ cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh 10. Công tác huy động nguồn lực, bố trí kinh phí và đẩy mạnh xã hội hóa, lồng ghép 03 Chương trình, Đề án với các chương trình, đề án phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. 11. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các Chương trình, Đề án theo quy định tại địa phương. IV. Đánh giá chung 1. Kết quả nổi bật. - Nhà trường đã phối kết hợp với trạm y tế thực hiện tốt vấn đề sơ cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Tích cực tuyên tuyền phòng chống dịch bệnh (đặc biệt một số dịch bệnh về mùa đông) nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi tham gia học tập tại trường. - Phối hợp với Trạm Y tế hàng năm kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm cho học sinh nhà trường và 100% tham gia. 2. Hạn chế, vướng mắc. Nhà trường không có nhân viên y tế chuyên trách có chuyên môn nên còn quá nhiều khó khăn, bất cập. Nguồn kinh phí dành cho công tác chăm sóc trẻ còn hạn chế và không có hướng dẫn cụ thể đối với ngành giáo dục. 3. Nguyên nhân của hạn chế (khách quan và chủ quan). V. Bài học kinh nghiệm - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh. - Làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh. - Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh tốt nhất trong điều kiện của đơn vị. VI. Phương hướng trong giai đoạn tới Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục tích hợp qua các tiết dạy trên lớp, những tiết sinh hoạt tập thể, chào cờ, sinh hoạt ngoại về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh. Cung cấp kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học viên trong các giờ học ngoại khóa. Tổ chức tập huấn công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động. VII. Kiến nghị, đề xuất 1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Đối với Bộ GDĐT, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan. |
Lưu ý: Mục tiêu Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026
Mục 1 Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024
Mục tiêu 1: Gắn kết y tế trường học với y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm tốt các điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe cho trẻ em mầm non, học sinh (sau đây gọi tắt là học sinh).
Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (sau đây gọi là cơ sở giáo dục) nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.
Nội dung Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 21 25 là gì?
Nội dung Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 21 25 được quy định tại Điều 1 Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021, cụ thể như sau:
1. Về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 80% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định.
- 85% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học theo quy định.
- 50% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh.
- 75% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định.
- 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.
- 80% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn; 75% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng (độ rọi không dưới 300 Lux); 50% trường học phổ thông bố trí bàn ghế bảo đảm cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp cho học sinh khuyết tật.
2. Về công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 80% trường học bố trí ít nhất 01 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định.
- 85% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa, hình thức câu lạc bộ thể thao.
- 100% trường học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quy định (đối với các trường học phổ thông).
- 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao.
- 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (đối với các trường học phổ thông). Phấn đấu 80% giáo viên kiêm nhiệm dạy môn giáo dục thể chất trong các trường mầm non, tiểu học được tập huấn, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ theo quy định.
3. Về tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa.
- 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, trong đó 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% trường học ở khu vực nông thôn xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm.
- 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định.
4. Về tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.
- 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi.
- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học.
5. Về ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh và thống kê, báo cáo trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn ứng dụng, triển khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh.
- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn triển khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh (đối với trường học có tổ chức bữa ăn học đường).
- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh trong trường học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.