Mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp? Hướng dẫn đánh giá nội dung các tiêu chí?

Mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp? Nội dung tiêu chí đánh giá tình trạng lao động đối với đào tạo nghề nông nghiệp là gì? Hướng dẫn đánh giá nội dung các tiêu chí?

Mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp?

Theo mục 1 Chương III Hướng dẫn tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-BNN-KTHT năm 2019 quy định về nội dung tiêu chí đánh giá như sau:

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
1. Thu thập thông tin
a) Trước khi đào tạo nghề
Cơ sở giáo dục đào tạo tiến hành khảo sát người học theo các nội dung trong mẫu phiếu số 1. Kết quả khảo sát được tổng hợp và báo cáo về các cơ quan quản lý theo mẫu phiếu số 2.
- Đối với học viên học nghề: Cung cấp thông tin trung thực trong các mẫu phiếu theo quy định.
- Đối với cơ sở đào tạo nghề: Hoàn thiện mẫu báo cáo kết quả ngay khi bắt đầu lớp đào tạo nghề.
b) Kết thúc quá trình đào tạo
Ngay sau khi kết thúc khóa học, cơ sở đào tạo tiến hành khảo sát hiệu quả của việc đào tạo ở các tiêu chí về kiến thức, yêu cầu kỹ năng cơ bản đối với ngành nghề theo mẫu phiếu số 3.
- Đối với học viên học nghề: Cung cấp thông tin trung thực trong các mẫu phiếu theo quy định.
- Đối với cơ sở đào tạo nghề: Hoàn thiện mẫu báo cáo kết quả ngay sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề.
c) Sau thời gian đào tạo nghề
- Sau 6 tháng khi kết thúc đào tạo nghề, các cơ sở dạy nghề kết hợp với địa phương triển khai thực hiện khảo sát trên các đối tượng đã qua đào tạo nghề theo mẫu phiếu số 4 (đối với các ngành nghề cho kết quả trong dài hạn như trồng cây lâu năm, chăn nuôi, .... thực hiện khảo sát sau 1 năm). Kết quả khảo sát hoàn thành theo mẫu phiếu số 5.
Các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đảo tạo nghề có nhiệm vụ hỗ trợ cho cơ sở đào tạo nghề cung cấp các thông tin trong mẫu phiếu.

Như vậy, mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp là mẫu phiếu số 2

Tải về Mẫu phiếu số 2 Mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp

Báo cáo

Tải về Mẫu phiếu số 1 Mẫu khảo sát trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp

Tải về Mẫu phiếu số 3 Mẫu khảo sát ngay sau khi kết thúc khóa học nghề đối với đào tạo nghề nông nghiệp

Học nghề

Mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp? (hình từ internet)

Nội dung tiêu chí đánh giá tình trạng lao động đối với đào tạo nghề nông nghiệp là gì?

Theo Chương II Hướng dẫn tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-BNN-KTHT năm 2019 quy định về nội dung tiêu chí đánh giá như sau:

Phụ lục

Như vậy, tiêu chí đánh giá đối với đào tạo nghề nông nghiệp bao gồm: Kiến thức, kỹ năng; Việc làm, Thu nhập và năng suất. Nội dung tiêu chí bao gồm:

- Kiến thức, kỹ năng

+ Nhớ được các thông tin, yêu cầu cơ bản của qui trình, kỹ thuật của nghề được học

+ Hiểu các thông số kỹ thuật cơ bản trong qui trình nghề được học

+ Thành thạo các thao tác cơ bản của nghề

- Việc làm, Thu nhập và năng suất

+ Người học có việc làm mới ở các đơn vị/hợp tác xã/doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm hoặc khởi nghiệp

+ Người học vẫn làm công việc cũ nhưng thu nhập tăng tối thiểu 10% so với trước khi được đào tạo

+ Người học sau đào tạo áp dụng được tiến bộ KHCN vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh tế

+ Người học có năng suất lao động tăng hơn so với trước khi đào tạo

+ Người học có nguồn thu nhập ổn định từ ngành nghề, đã được đào tạo

Hướng dẫn đánh giá nội dung các tiêu chí?

Theo mục 4 Chương III Hướng dẫn tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-BNN-KTHT năm 2019 quy định về hướng dẫn đánh giá nội dung các tiêu chí như sau:

Tiêu chí 1: Kiến thức, kỹ năng

Việc nhớ được các thông tin, yêu cầu cơ bản của qui trình, kỹ thuật, các thông số cơ bản và thành thạo các thao tác cơ bản của nghề được học thông qua các bài kiểm tra, đánh giá. Đánh giá nội dung tiêu chí này dựa trên kết quả khảo sát từ mẫu phiếu số 3, việc đánh giá được thực hiện ngày sau kết thúc khóa học.

Tiêu chí 2: Việc làm, thu nhập và năng suất

Việc đánh giá tiêu chí này được thực hiện sau 6 tháng hoặc 12 tháng (với nghề trồng cây lâu năm hoặc chăn nuôi gia súc) thông qua kết quả khảo sát (thống kê từ mẫu phiếu số 4), cụ thể:

- Về nội dung có việc làm mới: Là người học được tuyển dụng và làm việc ở các đơn vị/hợp tác xã/doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm hoặc khởi nghiệp;

- Người học vẫn làm công việc cũ nhưng thu nhập tăng tối thiểu 10% so với trước khi được đào tạo. Việc đánh giá dựa trên thông tin về thu nhập, so sánh giữa khảo sát trước đào tạo với kết quả đào tạo sau 6 tháng hoặc 1 năm đối với ngành nghề trồng cây lâu năm, hoặc chăn nuôi gia súc..

- Người học sau đào tạo áp dụng được tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh tế: Là kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất;

- Người học có năng suất lao động cao hơn so với trước khi đào tạo: Là đã giảm thời gian lao động tạo ra được sản phẩm;

- Người học có thu nhập ổn định từ nghề đã được đào tạo: Là thu nhập chính từ nghề đã được đào tạo.

Như vậy, đánh giá nội dung các tiêu chí đối với đào tạo nghề nông nghiệp được làm theo hướng dẫn trên.

Đào tạo nghề nông nghiệp
Đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong thời gian đào tạo nghề có phải trả lương không?
Pháp luật
Công ty thu học phí khi đào tạo nghề cho người lao động thì có vi phạm quy định không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp? Hướng dẫn đánh giá nội dung các tiêu chí?
Pháp luật
Người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng các điều kiện gì để được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề?
Pháp luật
Để chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ ở nước ngoài cần những tài liệu nào?
Pháp luật
Khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo học nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tối đa bao nhiêu tiền để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động?
Pháp luật
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thị trường?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được dạy nghề cho người lao động từ bao nhiêu tuổi trở lên? Đào tạo người dưới tuổi quy định bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo nghề nông nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
658 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo nghề nông nghiệp Đào tạo nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo nghề nông nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo nghề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào