Mẫu báo cáo tình hình nhập khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Doanh nghiệp thực hiện báo cáo định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Mẫu báo cáo tình hình nhập khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình nhập khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP như sau:
Tải về mẫu báo cáo tình hình nhập khẩu gỗ mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu báo cáo tình hình nhập khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp nhập khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Doanh nghiệp nhập khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ bao nhiêu tháng một lần, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 102/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm, cơ quan cấp giấy phép FLEGT, cơ quan Hải quan và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan
…
2. Cơ quan cấp phép:
a) Quản lý việc cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại, cấp thay thế giấy phép FLEGT theo quy định của Nghị định này;
b) Quản lý cơ sở dữ liệu về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, bao gồm việc cấp và từ chối cấp giấy phép FLEGT;
c) Cung cấp thông tin để làm rõ các vấn đề liên quan đến cấp giấy phép FLEGT theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia nhập khẩu gỗ khi có nghi ngờ về tính xác thực và hợp pháp của giấy phép.
3. Cơ quan Hải quan:
a) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan có liên quan trong việc xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu;
b) Kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu.
4. Tổ chức, cá nhân:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của gỗ trong khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến và xuất khẩu. Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Lưu giữ hồ sơ gỗ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày xuất bán gỗ;
c) Doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 03 tháng một lần vào ngày cuối của quý đến cơ quan Kiểm lâm sở tại theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cung cấp các thông tin về hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu gỗ khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền;
d) Kê khai, giải trình, cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn gốc gỗ nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định này và chấp hành sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nhập khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 03 tháng một lần vào ngày cuối của quý đến cơ quan Kiểm lâm sở.
Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam khi có các tiêu chí nào?
Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam khi có các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam
1. Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:
a) Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);
b) Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.
2. Gỗ không thuộc loại rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam khi có các tiêu chí sau:
- Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);
- Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
- Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?