Mẫu báo cáo thông tin, dữ liệu về nhà ở phục vụ tái định cư mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Mẫu báo cáo thông tin, dữ liệu về nhà ở phục vụ tái định cư mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Tổ chức trong nước có được sở hữu nhà ở thông qua hình thức nhận nhà ở phục vụ tái định cư không?
- Giấy tờ chứng minh đối tượng là tổ chức trong nước được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo thông tin, dữ liệu về nhà ở phục vụ tái định cư mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Mẫu báo cáo thông tin, dữ liệu về nhà ở phục vụ tái định cư mới nhất là mẫu số 21 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 94/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu báo cáo thông tin, dữ liệu về nhà ở phục vụ tái định cư mới nhất tại đây.
Mẫu báo cáo thông tin, dữ liệu về nhà ở phục vụ tái định cư mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu? (Hình từ Internet)
Tổ chức trong nước có được sở hữu nhà ở thông qua hình thức nhận nhà ở phục vụ tái định cư không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
2. Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều này.
Như vậy, tổ chức trong nước sẽ được sở hữu nhà ở thông qua hình thức nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ chứng minh đối tượng là tổ chức trong nước được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điểm Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Giấy tờ chứng minh đối tượng là tổ chức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau:
a) Đối với tổ chức trong nước thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tổ chức nước ngoài thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Đối với tổ chức nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
2. Giấy tờ chứng minh đối tượng là cá nhân được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau:
a) Đối với cá nhân là công dân Việt Nam thì phải có thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam;
b) Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo pháp luật về xuất nhập cảnh và giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu nước ngoài và cam kết bằng văn bản về việc không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
3. Giấy tờ chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở được quy định như sau:
a) Đối với tổ chức, cá nhân trong nước thì phải có giấy tờ chứng minh có quyền sở hữu nhà ở thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm tạo lập nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở;
c) Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở;
d) Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ pháp lý tương đương nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở.
Như vậy, đối với tổ chức trong nước được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương kiểm định xây dựng mới nhất? Hướng dẫn trình tự thực hiện kiểm định xây dựng theo Thông tư 10?
- Thế nào là diện tích đất công nghiệp? Diện tích đất công nghiệp được dùng với mục đích gì theo Nghị định 32?
- Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thuộc thẩm quyền của ai?
- Khu kinh tế thương mại đặc biệt có phải là khu phi thuế quan không? Bảo đảm quốc phòng, an ninh là điều kiện để thành lập khu kinh tế?
- Mẫu Đề cương quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng mới nhất? Tải mẫu Đề cương quan trắc công trình?