Mẫu báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không là mẫu nào? Hướng dẫn cách ghi mẫu báo cáo thống kê như thế nào?
Mẫu báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không là mẫu nào?
Mẫu báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không của Bộ Công an sử dụng để thực hiện chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia cho Tổng cục Thống kê là mẫu số 001.H/BCB-CA ban hành kèm theo Nghị định 60/2018/NĐ-CP.
Tải về Mẫu báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không.
Mẫu báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không là mẫu nào? Hướng dẫn cách ghi mẫu báo cáo thống kê như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi mẫu báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không?
Cách ghi báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không được hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 60/2018/NĐ-CP cụ thể:
Cột A
Phần A - Nhập cảnh
Tổng số nhập cảnh: Là toàn bộ số người nhập cảnh theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực qua các cửa khẩu hàng không của Việt Nam trong kỳ báo cáo.
Mục 1: Chia theo quốc tịch: Ghi lần lượt các quốc tịch có người nhập cảnh vào Việt Nam trong kỳ báo cáo. Quốc tịch ở đây được lấy theo quốc tịch hiện nay họ đang mang, không lấy theo quốc tịch gốc đối với người có nhiều quốc tịch. Mỗi quốc tịch khác nhau sẽ được ghi vào một dòng ở mục này.
Mục 2: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chia theo nước định cư: Ghi lần lượt tên các nước có người Việt Nam định cư khi họ nhập cảnh vào Việt Nam trong kỳ. Mỗi một nước được ghi một dòng vào mục này. Lưu ý, số người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh trong mục này cũng đã được bao gồm trong tổng số người nhập cảnh ở trên.
Phần B - Xuất cảnh
Tổng số xuất cảnh: Là toàn bộ số người xuất cảnh theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế qua các cửa khẩu hàng không của Việt Nam trong kỳ báo cáo.
Cột B. Mã số: Cột này để ghi mã số các nước/lãnh thổ có người nhập cảnh Việt Nam trong kỳ. Mã số nước/lãnh thổ theo quy định trong danh mục các nước/lãnh thổ phân theo khu vực địa lý hiện hành.
Cột 1. Tổng số: Ghi tổng số người xuất hoặc nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không của Việt Nam tương ứng với các chỉ tiêu của cột A.
Cột 2-9: Ghi số người nhập cảnh theo mục đích xuất nhập cảnh.
* Lưu ý: Nguồn số liệu báo cáo thống kê là số liệu về xuất nhập cảnh được tổng hợp từ thông tin do Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quản lý.
Thời hạn nhận báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 60/2018/NĐ-CP như sau:
Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia gồm danh Mục biểu mẫu báo cáo (Phụ lục I đính kèm), biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với từng bộ, ngành (Phụ lục II đính kèm).
...
4. Kỳ báo cáo
Kỳ báo cáo thống kê là Khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở Phần giữa của từng biểu mẫu thống kê (sau tên biểu báo cáo). Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a) Báo cáo thống kê tháng: Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
b) Báo cáo thống kê quý: Báo cáo thống kê quý được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến hết ngày cuối cùng của tháng thứ ba của kỳ báo cáo thống kê đó.
c) Báo cáo thống kê 6 tháng: Báo cáo thống kê 6 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6.
d) Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12. Riêng báo cáo thống kê áp dụng đối với Ngành giáo dục báo cáo năm được tính theo năm học.
đ) Báo cáo đột xuất: Báo cáo thống kê trong trường hợp khi có sự vật, hiện tượng đột xuất xảy ra: Thiên tai...
5. Thời hạn báo cáo
Ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
...
Theo đó, kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê.
Và đối với kỳ báo cáo thống kê hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không được tính theo ngày dương lịch bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Ngày nhận báo cáo thống kê hàng tháng về tình hình cháy nổ là ngày 20 của tháng báo cáo.
Lưu ý: Số liệu báo cáo tháng quy ước tính từ ngày 16 tháng trước đến hết ngày 15 tháng báo cáo.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 60/2018/NĐ-CP có quy định về phương thức gửi báo cáo thống kê hàng tháng về tình hình cháy nổ được thực hiện bằng 02 hình thức sau:
(1) Gửi báo cáo thống kê bằng giấy (văn bản). Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
(2) Gửi báo cáo thống kê qua hệ thống Phần mềm chế độ báo cáo điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?