Mẫu báo cáo số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mới nhất?
- Mẫu báo cáo số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mới nhất?
- Giá trị hạch toán khi nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành được xác định thế nào?
- Bộ chứng từ nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành để điều chuyển tiền giữa các kho tiền Ngân hàng nhà nước được xử lý thế nào?
Mẫu báo cáo số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mới nhất?
Mẫu báo cáo số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-NHNN.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Lưu ý: Thời hạn lập và gửi báo cáo số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển:
- Hàng tháng, chậm nhất ngày 5 tháng kế tiếp, đơn vị lập báo cáo để lưu tại đơn vị.
- Riêng báo cáo tháng 12: Chậm nhất ngày 10/1 của năm kế tiếp, đơn vị lập báo cáo để lưu tại đơn vị.
Mẫu báo cáo số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mới nhất? (Hình từ Internet)
Giá trị hạch toán khi nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành được xác định thế nào?
Giá trị hạch toán khi nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc trong công tác kế toán các loại tiền và báo Nợ, báo Có thừa, thiếu tiền phát hiện trong kiểm đếm
1. Quy ước giá trị khi hạch toán nhập, xuất các loại tiền:
a) Đối với các loại tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành:
Giá trị hạch toán khi nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành là giá trị nhập, xuất tiền (mệnh giá x số lượng);
b) Đối với tiền mẫu:
- Các loại tiền mẫu tiền chưa công bố lưu hành: được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ hoặc mỗi miếng tiền kim loại là 01 đồng;
- Khi tiền mẫu tiền đã công bố lưu hành thì phải hạch toán theo mệnh giá;
c) Đối với tiền lưu niệm: giá trị hạch toán là giá quy ước mỗi tờ tiền/hoặc miếng tiền kim loại là 01 đồng;
d) Đối với tiền nghi giả, tiền giả:
- Tiền nghi giả: được hạch toán theo mệnh giá mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại;
- Tiền giả: được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại là 01 đồng;
đ) Đối với tiền biến dạng, hư hỏng nghi do hành vi hủy hoại (sau đây viết tắt là tiền nghi bị phá hoại), tiền biến dạng, hư hỏng do hành vi hủy hoại (sau đây viết tắt là tiền bị phá hoại):
...
Như vậy, theo quy định trên thì giá trị hạch toán khi nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành là giá trị nhập, xuất tiền (mệnh giá x số lượng).
Bộ chứng từ nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành để điều chuyển tiền giữa các kho tiền Ngân hàng nhà nước được xử lý thế nào?
Việc xử lý bộ chứng từ nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
Xử lý bộ chứng từ nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành và lập, xử lý biên bản khi phát hiện thừa, thiếu, lẫn loại tiền trong quá trình kiểm đếm
1. Xử lý bộ chứng từ nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành:
a) Bộ chứng từ nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành để điều chuyển tiền giữa các kho tiền NHNN, được xử lý như sau:
- 01 bộ gửi Vụ Tài chính - Kế toán hoặc Phòng Kế toán - Thanh toán của NHNN chi nhánh để hạch toán;
- 01 bộ gửi Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Phòng Tiền tệ - Kho quỹ - Hành chính của NHNN chi nhánh để theo dõi;
- 01 bộ gửi kho tiền nhập;
- 01 bộ lưu tại kho tiền xuất.
Trường hợp nhập tiền, xuất tiền tại kho tiền II, bộ phận kế toán Chi cục Phát hành và Kho quỹ lập thêm 01 liên phiếu nhập kho/phiếu xuất kho và biên bản giao nhận tiền để vào sổ theo dõi và lưu trữ.
b) Bộ chứng từ nhập kho tiền mới in, đúc nhận từ đơn vị sản xuất (nhập kho tiền Trung ương), được xử lý như sau:
- 01 bộ gửi Vụ Tài chính - Kế toán để hạch toán;
- 01 bộ gửi Cục Phát hành và Kho quỹ để theo dõi;
- 01 bộ lưu tại kho tiền Trung ương để thủ kho ghi sổ quỹ;
Trường hợp nhập tiền tại kho tiền II, bộ phận kế toán Chi cục Phát hành và Kho quỹ lập thêm 01 bộ để vào sổ theo dõi và lưu trữ.
- 01 bộ làm thủ tục thanh toán với đơn vị sản xuất/với nhà máy in, đúc tiền.
...
Như vậy, theo quy định, bộ chứng từ nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành để điều chuyển tiền giữa các kho tiền Ngân hàng nhà nước, được xử lý như sau:
- 01 bộ gửi Vụ Tài chính - Kế toán hoặc Phòng Kế toán - Thanh toán của Ngân hàng nhà nước chi nhánh để hạch toán;
- 01 bộ gửi Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Phòng Tiền tệ - Kho quỹ - Hành chính của Ngân hàng nhà nước chi nhánh để theo dõi;
- 01 bộ gửi kho tiền nhập;
- 01 bộ lưu tại kho tiền xuất.
Lưu ý: Trường hợp nhập tiền, xuất tiền tại kho tiền II, bộ phận kế toán Chi cục Phát hành và Kho quỹ lập thêm 01 liên phiếu nhập kho/phiếu xuất kho và biên bản giao nhận tiền để vào sổ theo dõi và lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?