Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước? Tải mẫu tại đâu?
Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước? Tải mẫu tại đâu?
Theo Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 có quy định đối tượng tập thể Đảng phải kiểm điểm gồm:
Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, tổ chức, cơ quan, đơn vị là đối tượng phải thực hiện kiểm điểm. Trong đó gồm:
- Cấp ủy, tổ chức Đảng:
+ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng
+ Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
+ Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng ở Trung ương, địa phương.
- Tập thể lãnh đạo, quản lý:
+ Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương;
+ Tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
Theo đó, tập thể lãnh đạo quản lý tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng kiểm điểm.
Mẫu bản kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là Mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023
TẢI VỀ Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước
Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước? Tải mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
- Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm, phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là hiệu quả công việc. Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; gắn kết quả của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý với kết quả của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Khung tiêu chí đánh giá đối với tập thể được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định 124/QĐ-TW năm 2023 như sau:
(1) Các tiêu chí về xây dựng tập thể, gồm:
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố, xây dựng tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Năng lực lãnh đạo của cấp ủy; công tác lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các mối quan hệ công tác.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kỷ luật; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
- Việc thực hiện nguyên tắc tổ chức hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện các quy định, quy chế, nội quy và chế độ làm việc.
- Công tác phối hợp giữa cấp ủy và tập thể lãnh đạo; việc xây dựng đoàn kết, thống nhất trong nội bộ.
- Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác cán bộ, xây dựng tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách hành chính và xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
(2) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm, gồm:
- Việc cụ thể hoá, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm.
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra theo nghị quyết đại hội hoặc chương trình, kế hoạch công tác do cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị (lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể).
- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng các tập thể, cá nhân có liên quan trực tiếp; các chỉ số đánh giá, xếp hạng đối với địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị (nếu có).
(3) Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra.
Như vậy, khung tiêu chí đánh giá đối với tập thể được quy định như trên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lái ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn, không trợ giúp người bị nạn bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Sử dụng tin nhắn điện thoại để triệu tập Đại hội thành viên của hợp tác xã có được không?
- Nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm những gì? Đăng ký hộ tịch tại nơi tạm trú được không? Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào?
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định thế nào?
- Công trình xây dựng khẩn cấp là công trình nào? Người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm gì sau khi kết thúc thi công?