Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bất động sản mới nhất?
Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bất động sản mới nhất?
Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bất động sản được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN.
TẢI VỀ mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bất động sản tại đây.
Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bất động sản mới nhất? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bất động sản?
Theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN thì cách ghi báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bất động sản được hướng dẫn cụ thể như sau:
Tất cả các mục có dấu (*) là thông tin bắt buộc, không được để trống.
Phần I:
(1b): Mã đối tượng báo cáo do Bộ Xây dựng hướng dẫn (nếu có).
(1h): Chỉ rõ 01 thư điện tử (email) đại diện chung của đối tượng báo cáo để nhận thư xác nhận của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(2.1a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền tại đơn vị bằng chữ thường, có dấu.
(2.2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người lập báo cáo bằng chữ thường, có dấu.
Phần II:
(1): Áp dụng cho khách hàng cá nhân (để trống nếu khách hàng là tổ chức).
(1a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân thực hiện giao dịch bằng chữ thường, có dấu
(1b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.
(1c): Xác định độ tuổi tính theo năm sinh của khách hàng đến thời điểm báo cáo.
(1d): Trường hợp không xác định được giới tính của khách hàng là nam hay nữ thì chọn vào ô “khác”.
(1h): Điền thông tin đối với khách hàng cá nhân có quốc tịch là người Việt Nam.
(1i):
- Điền thông tin này khi khách hàng cá nhân có quốc tịch là người Việt Nam có địa chỉ nơi ở hiện tại khác với địa chỉ đăng ký thường trú.
- Điền thông tin địa chỉ của các khách hàng theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền.
(1k): Có thể chọn một hoặc nhiều giấy tờ định danh cá nhân và điền đầy đủ thông tin đối với mỗi loại giấy tờ tương ứng.
(2): Áp dụng cho khách hàng là tổ chức (để trống nếu là khách hàng cá nhân). Trường hợp có nhiều tổ chức thực hiện giao dịch đáng ngờ thì chèn thêm các trường chi tiết tương ứng với mỗi tổ chức.
(2.1b): Để trống nếu tổ chức không có tên nước ngoài tương ứng.
(2.2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức bằng chữ thường, có dấu.
(2.2b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.
(2.2đ): Điền thông tin đối với khách hàng cá nhân có quốc tịch là người Việt Nam.
(2.2e):
- Điền thông tin này khi khách hàng cá nhân có quốc tịch là người Việt Nam có địa chỉ nơi ở hiện tại khác với địa chỉ đăng ký thường trú.
- Điền thông tin địa chỉ của các khách hàng theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.
(2.2g): Có thể chọn một hoặc nhiều giấy tờ định danh cá nhân và điền đầy đủ thông tin đối với mỗi loại giấy tờ tương ứng.
(3): Trường hợp nhiều chủ sở hữu hưởng lợi, đối tượng báo cáo chèn thêm đầy đủ các trường thông tin từ a đến l đối với mỗi chủ sở hữu hưởng lợi.
Phần III:
- Không bắt buộc trong trường hợp đối tượng báo cáo không có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ (đối tác).
- Trường hợp đối tượng báo cáo có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ: chỉ cần điền vào các trường có thông tin, không bắt buộc phải điền đầy đủ vào tất cả các trường thông tin.
Phần IV:
(1a): Nếu có phát sinh, phải đảm bảo hai yếu tố:
- Biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án thông qua thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó.
(1b1): Nếu có phát sinh, ghi rõ nội dung giao dịch đáng ngờ có liên quan đến điều, khoản nào của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.
(1b2): Nếu có phát sinh, ghi rõ nội dung dấu hiệu đáng ngờ có liên quan đến rửa tiền.
(2): Mô tả cụ thể, rõ ràng và chi tiết nhất có thể về các dấu hiệu, nhân tố, tình huống bất thường dẫn tới việc đối tượng báo cáo nghi ngờ giao dịch và/hoặc tin rằng giao dịch có liên quan đến rửa tiền.
(3): Ngày phát hiện giao dịch đáng ngờ theo khoản 2 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.
Phần V: Mô tả cụ thể những công việc đã thực hiện liên quan đến việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ.
Phần VI: Các hồ sơ, tài liệu có liên quan, cần có bảng danh mục hồ sơ, tài liệu liệt kê: số thứ tự; loại hồ sơ, tài liệu gắn với tên tổ chức, cá nhân có liên quan; số lượng trang tương ứng với loại hồ sơ, tài liệu; tình trạng tài liệu (bản chụp hay sao y bản chính hay bản mềm).
Phần ký tên:
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO: theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, đơn vị báo cáo và chịu trách nhiệm với báo cáo phải là đối tượng báo cáo (hội sở) nên NGƯỜI LẬP BÁO CÁO là cán bộ tại hội sở.
Trường hợp, đối tượng báo cáo ủy quyền cho chi nhánh hoặc phòng giao dịch lập báo cáo thì NGƯỜI LẬP BÁO CÁO là cán bộ của chi nhánh/Phòng giao dịch, tuy nhiên, việc này phải quy định trong Quy định nội bộ của đơn vị và đối tượng báo cáo (hội sở) phải là đơn vị chịu trách nhiệm về báo cáo.
TRƯỞNG PHÒNG (bộ phận): là trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận kiểm soát trực tiếp báo cáo giao dịch đáng ngờ.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP: Tổng Giám đốc (Giám đốc) là lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống rửa tiền tại đơn vị hoặc người được Tổng Giám đốc (Giám đốc) ủy quyền hợp pháp.
Lưu ý:
- Biểu mẫu này áp dụng cho đối tượng báo cáo báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Không gửi biểu mẫu này cho cơ quan có thẩm quyền khác.
- Các cá nhân, tổ chức được nêu trong cùng một báo cáo giao dịch đáng ngờ phải có mối liên hệ với nhau và thể hiện trong phần mô tả, phân tích chi tiết lý do giao dịch đáng ngờ.
Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gồm những dấu hiệu nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định, dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản bao gồm:
(1) Các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý.
(2) Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản, phí giao dịch phải trả.
(3) Khách hàng không cung cấp được các thông tin liên quan đến bất động sản hoặc không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân.
(4) Giá giao dịch giữa các bên không phù hợp giá thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?