Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hồ sơ thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm các tài liệu nào?
- Thẩm định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm các nội dung nào?
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục IIIa ban hành kèm Nghị định 114/2021/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 20/2023/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 20/2023/NĐ-CP như sau:
- Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
- Văn bản phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
- Báo cáo kết quả thẩm định nội bộ của cơ quan chủ quản về chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình đầu tư công; chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, chương trình, dự án đầu tư khác sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ);
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn oda, vốn vay ưu đãi;
- Ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư công;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Thẩm định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm các nội dung nào?
Thẩm định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 114/2021/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
…
2. Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định tối thiểu là 10 bộ.
3. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:
a) Sự phù hợp với các tiêu chí xác định chương trình đầu tư công;
b) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
c) Sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Các nội dung quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư công, trong đó thẩm định cụ thể những nội dung cơ bản của chương trình, bao gồm: mục tiêu, phạm vi, quy mô, đối tượng đầu tư, thời gian, tiến độ thực hiện và dự kiến bố trí vốn; các nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
đ) Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp với các tiêu chí xác định chương trình đầu tư công;
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
- Sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Các nội dung quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư công, trong đó thẩm định cụ thể những nội dung cơ bản của chương trình, bao gồm: mục tiêu, phạm vi, quy mô, đối tượng đầu tư, thời gian, tiến độ thực hiện và dự kiến bố trí vốn; các nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 loại bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản mới?
- Mẫu Sổ địa chính và Mẫu Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất?
- Mục đích của hoạt động kinh doanh bất động sản? 11 loại hợp đồng kinh doanh bất động sản là những loại hợp đồng nào?
- Thành viên chính thức hợp tác xã có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã hay không?
- Nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp có nằm trong loại hình phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở không?