Mẫu báo cáo cải cách tiền lương tiết kiệm từ việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19?
- Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm từ việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19?
- Hướng dẫn cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế?
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm từ việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19?
Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm từ việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 và Nghị quyết 19/NQ-TW năm 2022 là Biểu số 2đ được ban hành kèm theo Thông tư 62/2024/TT-BTC.
Tải về Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm từ việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 và Nghị quyết 19/NQ-TW năm 2022
Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm từ việc thực hiện biên giản tinh chế theo Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế?
Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế được quy định tại Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế.
+ Tiền lương tháng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
- Tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế.
+ Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.
- Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.
- Thời gian để tính trợ cấp quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP và Điều 8 Nghị định 29/2023/NĐ-CP là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo số bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ.
+ Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
- Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, Điều 8 Nghị định 29/2023/NĐ-CP nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế được quy định tại Điều 12 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:
- Triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
- Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
- Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện giải quyết tinh giản biên chế và chi trả chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng chính sách tinh giản biên chế quy định điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
- Khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chịu trách nhiệm:
+ Thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan dừng thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho đối tượng tinh giản biên chế không đúng quy định; chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội số kinh phí đã chi trả cho người thực hiện tinh giản biên chế trong thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế);
+ Chịu trách nhiệm thu hồi tiền hưởng chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho đối tượng đó;
+ Chi trả cho người đã thực hiện tinh giản biên chế số tiền chênh lệch giữa tiền lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật với chế độ bảo hiểm xã hội đã được hưởng;
+ Xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan; đồng thời chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về tinh giản biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?