Mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất hiện nay?
- Mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất hiện nay?
- Nội dung ghi trên mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu viết sai thì xử lý như thế nào?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc áp dụng mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội Mẫu số 11 - LĐTL không?
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất hiện nay?
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được hướng dẫn tại Mẫu số 11 - LĐTL Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Tải mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất hiện nay. Tải về
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nội dung ghi trên mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu viết sai thì xử lý như thế nào?
Việc xử lý khi viết sai nội dung mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo khoản 3 Điều 85 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Lập và ký chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định của Luật Kế toán.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng... Chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
...
Theo đó, nội dung ghi trên mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu viết sai thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc áp dụng mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội Mẫu số 11 - LĐTL không?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc áp dụng mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội Mẫu số 11 - LĐTL không, thì căn cứ theo Điều 84 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Quy định chung về chứng từ kế toán và hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
2. Các loại chứng từ kế toán tại danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
3. Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để ghi chép chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
4. Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Theo đó, mẫu bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội Mẫu số 11 - LĐTL là một trong những mẫu chứng từ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 3 Thông tư này.
Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Do đó doanh nghiệp nhỏ và vừa không bắt buộc áp dụng mẫu này mà chỉ mang tính chất tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?