Mẫu Bảng kê gỗ nhập khẩu mới nhất hiện nay là mẫu nào? Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu sẽ do ai lập?
Mẫu Bảng kê gỗ nhập khẩu mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Bảng kê gỗ nhập khẩu mới nhất hiện nay là mẫu số 01 tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 120/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tải về Mẫu Bảng kê gỗ nhập khẩu mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu Bảng kê gỗ nhập khẩu mới nhất hiện nay là mẫu nào? Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu sẽ do ai lập? (Hình từ Internet)
Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu sẽ do ai lập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 120/2024/NĐ-CP có quy định về hồ sơ gỗ nhập khẩu bao gồm:
Theo đó, khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
- Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Tải về
- Một trong các tài liệu sau:
+ Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản chính hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
+ Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.
- Trường hợp chủ gỗ xuất trình hồ sơ bằng bản giấy: Sau khi thực hiện xong thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ để lưu giữ theo quy định
Do đó, bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu sẽ do chủ gỗ lập theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm kiểm tra gỗ nhập khẩu đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 102/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Nghị định 120/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm, Cơ quan cấp phép, cơ quan Hải quan và của tổ chức, cá nhân có liên quan
...
3. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo việc xác nhận gỗ xuất khẩu; tổ chức phân loại doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; thực hiện quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu của các giao dịch được thực hiện trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
b) Phối hợp với cơ quan Hải quan kiểm tra, truy xuất nguồn gốc gỗ nhập khẩu, xuất khẩu.
4. Cơ quan Hải quan:
a) Kiểm tra gỗ nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về Hải quan;
b) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu;
c) Tổng cục Hải quan tổng hợp và cung cấp số liệu về xuất khẩu, nhập khẩu gỗ theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo 6 tháng cuối năm. Số liệu 6 tháng đầu năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6; số liệu 6 tháng cuối năm tính từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12.
5. Tổ chức, cá nhân:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của gỗ trong khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến và xuất khẩu. Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Lưu giữ hồ sơ gỗ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày xuất bán gỗ;
c) Doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến gỗ, nhập khẩu gỗ, xuất khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; cung cấp các thông tin về hồ sơ lâm sản khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền theo quy định pháp luật;
d) Kê khai, giải trình, cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn gốc gỗ theo quy định tại Nghị định này và chấp hành sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Theo đó, cơ quan Hải quan sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?