Mẫu Bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên mới nhất năm 2024? Tải bản tự kiểm điểm về ở đâu?

Mẫu Bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên mới nhất năm 2024? Tải bản tự kiểm điểm về ở đâu? Thắc mắc của anh V.Đ ở Nghệ An.

Mẫu Bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên mới nhất năm 2024? Tải Mẫu bản tự kiểm điểm về ở đâu?

Căn cứ Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, trong hồ sơ kèm theo của Đảng viên khi chuyển sinh hoạt Đảng có Bản tự kiểm điểm Đảng viên (tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm thực hiện nhiệm vụ đảng viên trong một năm trước thời điểm chuyển sinh hoạt đảng), có nhận xét của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi giới thiệu Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.

Đảng viên có thể tham khảo Mẫu bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng của Đảng viên mới nhất năm 2024 như sau:

> Tải Mẫu Bản tự kiểm điểm tại đây.

Mẫu Bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên mới nhất năm 2024? Tải bản tự kiểm điểm về ở đâu?

Mẫu Bản tự kiểm điểm chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên mới nhất năm 2024? Tải bản tự kiểm điểm về ở đâu? (Hình từ internet)

Khi nào phải chuyển sinh hoạt đảng chính thức?

Tại khoản 6.3.1 tiểu mục 6.3 Mục 6 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng có nêu như sau:

Chuyển sinh hoạt đảng.
...
6.3.1. Chuyển sinh hoạt đảng chính thức.
a) Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài thì trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.
b) Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra ngoài đảng bộ huyện, tỉnh (và tương đương) thì cấp uỷ huyện (và tương đương) có đảng viên chuyển đi có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng. Đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc tỉnh uỷ (và tương đương) khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức thì ban tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương) làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.
c) Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với chi uỷ nơi chuyển đến để được sinh hoạt đảng. Nếu quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lý do cụ thể để cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
d) Khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên, cấp uỷ nơi đảng viên đang sinh hoạt và công tác làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với tổ chức đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đảng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
đ) Trường hợp đảng viên đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài (trên 1 năm) thì trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

*Lưu ý: Trường hợp Đảng viên đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

Điều kiện kết nạp Đảng mới nhất hiện nay là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021. Cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được xem xét kết nạp vào Đảng:

(1) Về tuổi đời:

- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

- Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện:

+ Có sức khoẻ và uy tín;

+ Đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt;

+ Được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

(2) Về trình độ học vấn:

- Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

- Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

(3) Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.

(4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.

(5) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng:

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

(6) Có đơn tự nguyện xin vào Đảng:

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

(7) Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ:

Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

(8) Được hai đảng viên chính thức giới thiệu:

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Đáp ứng các điều kiện vừa nêu, quần chúng sẽ được xem xét kết nạp vào Đảng.

Kiểm điểm đảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
03 Mẫu viết sẵn Bản kiểm điểm Đảng viên 2A cho cán bộ công chức viên chức 2024
Pháp luật
Cách ghi Trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 cho cá nhân lãnh đạo quản lý?
Pháp luật
Cách viết Ưu điểm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024?
Pháp luật
Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2023 Mẫu 2A của giáo viên là Mẫu nào? Cách viết bản kiểm điểm 2A Giáo viên ra sao?
Pháp luật
Cách viết hạn chế khuyết điểm trong Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 Mẫu 02 theo Hướng dẫn 25?
Pháp luật
Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 mẫu 10-KNĐ? Cách viết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 thế nào?
Pháp luật
Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời thì thực hiện kiểm điểm ở đâu? Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời vi phạm thì xử lý kỷ luật mức nào?
Pháp luật
Danh mục hồ sơ kiểm điểm đánh giá đảng viên, tổ chức đảng? Thời gian gửi hồ sơ về Ban Tổ chức Trung ương?
Pháp luật
Liên hệ 27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến trong Bản kiểm điểm cuối năm 2023 đối với Đảng viên?
Pháp luật
Cách ghi Ưu điểm, kết quả đạt được trong Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2023 Mẫu 2A và 2B ra sao?
Pháp luật
Trường hợp nào Đảng viên không cần kiểm điểm cuối năm 2024? Đánh giá Đảng viên cuối năm 2024 theo quy trình ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm điểm đảng viên
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
55,476 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm điểm đảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm điểm đảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào