Mẫu bản kiểm điểm đi học muộn ngắn gọn dành cho học sinh THCS, THPT? Cách viết bản kiểm điểm đi học muộn chi tiết?
Mẫu bản kiểm điểm đi học muộn ngắn gọn dành cho học sinh THCS, THPT?
Bản kiểm điểm đi học muộn là văn bản do chính học sinh tự soạn hoặc điền theo mẫu có sẵn, trình bày về sự việc đi học muộn của mình, kèm theo lý do và cam kết không tái phạm.
Mục đích của bản này là dùng để cho học sinh tự kiểm điểm và đánh giá lại hành vi vi phạm quy định của bản thân. Bản kiểm điểm của học sinh sẽ được gửi đến giáo viên chủ nhiệm của lớp học và Ban giám hiệu của nhà trường.
Hiện nay, không có quy định cụ thể về mẫu bản kiểm điểm đi học muộn dành cho học sinh THCS, THPT. Tuy nhiên, học sinh THCS, THPT có thể tham khảo mẫu bản kiểm điểm đi học muộn ngắn gọn dưới đây:
(Mẫu 1)
TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm đi học muộn dành cho học sinh THCS, THPT ngắn gọn (Mẫu 1)
(Mẫu 2)
TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm đi học muộn dành cho học sinh THCS, THPT ngắn gọn (Mẫu 2)
(Mẫu 3)
TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm đi học muộn dành cho học sinh THCS, THPT ngắn gọn (Mẫu 3)
Lưu ý: Các mẫu trên mang tính chất tham khảo
Mẫu bản kiểm điểm đi học muộn ngắn gọn dành cho học sinh THCS, THPT? (Hình từ Internet)
Cách viết bản kiểm điểm đi học muộn ngắn gọn dành cho học sinh THCS, THPT chi tiết? Học sinh THCS, THPT được ở lại lớp mấy năm?
Hướng dẫn chung khi viết bản kiểm điểm đi học muộn dành cho học sinh THCS, THPT:
Bản kiểm điểm đi học muộn ngắn gọn dành cho học sinh THCS, THPT cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
- Quốc hiệu, Tiêu ngữ: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy
- Tên bản kiểm điểm: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc gì, viết chữ in hoa và trình bày ra giữa trang giấy.
- Cần phải có ngày tháng năm viết biên bản
- "Kính gửi": cần nêu rõ gửi ai và cũng được trình bày ra giữa trang giấy.
- Thông tin của người viết bản kiểm điểm cần được nêu rõ bao gồm tên, tuổi, lớp,…
- Tiếp theo là thời gian vi phạm, cũng như lý do viết bản kiểm điểm.
- Lời hứa của bản thân về việc vi phạm.
- Cuối cùng sẽ là chữ ký của người viết bản kiểm điểm, và chữ ký của phụ huynh
Lưu ý: Thông tin hướng dẫn mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, quy định về tuổi của học sinh trường trung học như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
3. Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
c) Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
5. Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.
Theo đó, học sinh trường trung học không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học. Cấp học trung học cơ sở (cấp 2) sẽ là lớp 6 đến lớp 9. Cấp trung học phổ thông (cấp 3) sẽ là từ lớp 10 đến lớp 12.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên có thể thấy được rằng học sinh cấp 2 , cấp 3 sẽ được ở lại lớp tối đa 3 lần (3 năm học) trong cả một cấp học.
Học sinh THCS, THPT có những quyền nào? 07 hành vi học sinhh THCS, THPT không được làm khi đi học?
Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, có quy định về quyền của học sinh THCS, THPT như sau:
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, các hành vi học sinh THCS, THPT không được làm bao gồm:
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
(2) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
(3) Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
(4) Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
(5) Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
(6) Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
(7) Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?