Mẫu bài giới thiệu Tết Trung thu ngắn gọn lớp 6? Tết Trung thu có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động hay không?
Mẫu bài giới thiệu Tết Trung thu ngắn gọn lớp 6? Tết Trung thu có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?
>> Xem thêm: Tết Trung thu năm nay ngày mấy tháng mấy?
Tết Trung Thu, còn được gọi là Tết Đoàn Viên, Tết Trông Trăng, hay Tết Thiếu Nhi, là một ngày lễ truyền thống quan trọng ở Việt Nam và nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản.
Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất.
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, tuy Tết Trung thu là một ngày lễ được nhiều người đón nhận tại Việt Nam (đặc biệt là trẻ em) nhưng Tết Trung Thu không phải là một ngày lễ được quy định bởi pháp luật Việt Nam.
Vào ngày Tết Trung thu, người lao động vẫn phải đi làm bình thường nếu ngày này rơi vào ngày đi làm hàng tuần của người lao động.
Sau đây là một số mẫu bài giới thiệu Tết Trung thu ngắn gọn lớp 6 mà học sinh có thể tham khảo:
- Mẫu bài giới thiệu tết trung thu ngắn gọn lớp 6 số 1: TẢI VỀ
Trong một năm thì có rất nhiều ngày lễ. Mỗi ngày lễ lại gắn liền với những ý nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam, một trong những ngày lễ quan trọng phải kể đến Tết Trung thu. Làng quê của tôi trở nên rộn ràng hơn. Màn đêm buông xuống. Bầu trời lấp lánh những vì sao. Tiết trời se lạnh. Gió thoảng thoảng khẽ vờn trong những tán cây. Khắp xóm làng nhộn nhịp tiếng cười của lũ trẻ rủ nhau đi phá cỗ Trung Thu. Mặt trăng dần lên cao hơn, to hơn và sáng rõ hơn.... |
- Mẫu bài giới thiệu tết trung thu ngắn gọn lớp 6 số 2: TẢI VỀ
Lễ hội trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm không chỉ là ngày lễ đoàn viên của người thân trong gia đình mà con là dịp để cho các em thiếu nhi vui chơi, cùng rước đèn, phá cỗ. Lễ hội này đã gắn bó với các thế hệ người dân, thiếu nhi Việt Nam từ bao đời nay. Lễ hội trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm không chỉ là ngày lễ đoàn viên của người thân trong gia đình mà con là dịp để cho các em thiếu nhi vui chơi, cùng rước đèn, phá cỗ. Lễ hội này đã gắn bó với các thế hệ người dân, thiếu nhi Việt Nam từ bao đời nay.... |
- Mẫu bài giới thiệu tết trung thu ngắn gọn lớp 6 số 3: TẢI VỀ
Tết Trung thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi hay Tết Trông trăng... có ở nhiều nước Đông Á, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… trong đó có Việt Nam. Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hàng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em nên được các em rất mong đợi, vì dịp này thường được người lớn tặng đồ chơi (thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he...) và được ăn bánh các loại. ... |
- Mẫu bài giới thiệu tết trung thu ngắn gọn lớp 6 số 4: TẢI VỀ
Mỗi khi mùa thu đến, chúng em đều nô nức, háo hức về ngày hội trăng rằm. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Trong tiết trời dịu mát của tiết thu, dưới ánh trăng vằng vặc của ngày rằm, hội trăng rằm diễn ra khắp mọi miền quê, ngõ phố. Lễ hội bắt đầu với phần rước đèn của các xóm. Mỗi cái đèn đều được làm rất tỉ mỉ và tâm huyết. Các hình thù khác nhau, trang trí thật bắt mắt. Đội nào cũng muốn đèn của mình là độc đáo và đặc sắc nhất.... |
- Mẫu bài giới thiệu tết trung thu ngắn gọn lớp 6 số 5: TẢI VỀ
Vào ngày 15/8, lòng em lại xao xuyến đến lạ. Mùa thu, mùa của buổi tựu trường sau mấy tháng hè vui chơi, chúng em được gặp lại bạn bè trong vui mừng, hớn hở. Mùa thu, mùa của những đêm rằm phá cỗ hội liên hoan, đêm tết trung thu thật đặc biệt và ý nghĩa, nó khiến chúng em háo hức chờ đợi, hân hoan trong niềm vui vô bờ. Hằng năm, cứ mỗi dịp trung thu, trường em luôn tổ chức buổi lễ để chúng em được vui chơi, đêm hội thật nhiều lí thú và trọn niềm vui.... |
Lưu ý: Mẫu bài giới thiệu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài giới thiệu Tết Trung thu ngắn gọn lớp 6? (Hình từ Internet)
Tết trung thu có phải ngày lễ lớn của đất nước không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên thì Tết Trung thu không phải là một trong các ngày lễ lớn của đất nước.
Nhà nước có tổ chức bắn pháo hoa vào ngày Tết Trung thu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) thì các ngày lễ được tổ chức bắn pháo hoa nổ gồm:
(1) Tết Nguyên đán
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
(2) Giỗ Tổ Hùng Vương
- Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
(3) Ngày Quốc khánh
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
(4) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
(5) Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
(6) Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(7) Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
(8) Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
Như vậy, Tết Trung thu không thuộc các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?
- Các phong tục ngày Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam? Tết Nguyên Đán có phải là lễ lớn?
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại từ ngày 06/2/2025 theo Thông tư 86 như thế nào?
- Bài viết kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài viết cảm nhận về Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?