Mẫu ảnh trang trí bảng họp phụ huynh cuối kì 1 đẹp năm học 2024 2025? Trang trí bảng họp phụ huynh đơn giản mà đẹp học kì 1?
Mẫu ảnh trang trí bảng họp phụ huynh cuối kì 1 đẹp năm học 2024 2025? Trang trí bảng họp phụ huynh đơn giản mà đẹp?
Mẫu ảnh trang trí bảng họp phụ huynh cuối kì 1 đẹp năm học 2024 2025 (Trang trí bảng họp phụ huynh đơn giản mà đẹp học kì 1) như sau:
Mẫu ảnh trang trí bảng họp phụ huynh cuối kì 1 đẹp
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Mẫu ảnh trang trí bảng họp phụ huynh cuối kì 1 đẹp năm học 2024 2025? Trang trí bảng họp phụ huynh đơn giản mà đẹp học kì 1? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của cha mẹ học sinh như sau:
(1) Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
- Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
(2) Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
- Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
- Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
- Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
Năm học 2024 2025 thời gian nghỉ phép năm của giáo viên thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Như vậy, thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
Đồng thời, Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT cũng đã nêu rõ kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
(i) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
(ii) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
(iii) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
(iv) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
(2) Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại (i) và (ii) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại (1).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là gì? Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo Nghị định 40?
- Triết học Mác Lênin ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nào? Sinh viên nào không bắt buộc phải học Triết học Mác Lênin?
- Lời nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm lớp 4 theo Thông tư 27 cuối kì 1? Lời nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm lớp 4 cuối kì 1?
- Báo cáo 219/BC-BNV bổ sung hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy Chính phủ ra sao? Tải về Báo cáo 219/BC-BNV sắp xếp, tinh gọn bộ máy Chính phủ?
- Số bước thiết kế xây dựng được quyết định dựa trên cơ sở nào? Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được đóng như thế nào?