Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc như thế nào? Hướng dẫn diễn mẫu 5b-KT ra sao?
- Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc như thế nào?
- Hướng dẫn diễn mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc như thế nào?
- Khi nào cần làm mẫu 05b-kt báo cáo tình hình đóng bhxh bhyt bắt buộc?
- Công tác chia sẻ dữ liệu về danh sách đơn vị và người lao động đang làm việc trong giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc được thực hiện như thế nào?
Mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc như thế nào?
Mẫu 05b-KT là mẫu báo cáo tình hình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động
Căn cứ theo Mẫu 05b-kt ban hành kèm theo Công văn 2236/BHXH-TST năm 2022 có nêu rõ mẫu báo cáo tình hình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động có dạng như sau:
>> Tải mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc: Tại đây
Mẫu 05b-kt báo cáo tình hình đóng bhxh bhyt bắt buộc như thế nào? Hướng dẫn diễn mẫu 05b-kt ra sao? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn diễn mẫu 05b-KT báo cáo tình hình đóng BHXH BHYT bắt buộc như thế nào?
Dưới đây là hướng dẫn điền mẫu 05b-kt báo cáo tình hình đóng bhxh bhyt bắt buộc theo số được đánh trong mẫu
(1) Chữ viết tắt tên đơn vị (nếu có).
(2) Tên cơ quan BHXH đã gửi thông báo đề nghị đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT.
(3) Tên đơn vị/doanh nghiệp, ghi đúng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
(4) Ghi mã số thuế, hoặc mã số ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
(5) Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, xóm, tổ dân phố/xã, phường, thị trấn/huyện, quận, thành phố, thị xã / tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(6) Giám đốc, Tổng giám đốc.
Khi nào cần làm mẫu 05b-kt báo cáo tình hình đóng bhxh bhyt bắt buộc?
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Công văn 2236/BHXH-TST năm 2022 được sửa đổi bởi Mục I Công văn 3165/BHXH-TST năm 2023 có nêu rõ như sau:
Tổ chức điều tra khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc
.....
Kiểm tra trực tiếp đơn vị
a) Các đơn vị làm việc trực tiếp: Đơn vị chưa tham gia và đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT bắt buộc đầy đủ cho người lao động đã được mời nhưng không tham gia Hội nghị, đồng thời chưa có ý kiến phản hồi, hoặc chưa đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc cho người lao động.
b) Thành phần tham gia làm việc trực tiếp với đơn vị: Đại diện BHXH tỉnh/huyện, mời Công an xã, Chi cục Thuế huyện và tùy thuộc vào thực tiễn để mời các thành phần đại diện các đơn vị là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
c) Thời gian:
Trong thời gian 02 ngày, kể từ sau ngày Tổ chức Hội nghị, cán bộ chuyên quản Thu được phân công theo dõi đơn vị lập Thông báo lịch làm việc (Mẫu số: 05a-KT) kèm theo Mẫu số: 05b-KT trình Lãnh đạo ký, gửi đơn vị hoặc thông qua Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT cấp xã
d) Tổ chức làm việc với đơn vị:
- Kiểm tra, đối soát các tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách cho người lao động như: hợp đồng lao động, bảng lương, bảng chấm công, quyết toán thuế... với số liệu đang tham gia đóng BHXH, BHYT của đơn vị (Mẫu số: 05b-KT);
- Lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động (Mẫu số: 06-KT).
đ) Cập nhật kết quả làm việc, kèm theo bản scan Biên bản làm việc vào phần mềm.
Theo đó, trong thời gian 02 ngày, kể từ sau ngày Tổ chức Hội nghị, cán bộ chuyên quản Thu được phân công theo dõi đơn vị lập Thông báo lịch làm việc theo mẫu số 05a-KT kèm mẫu báo cáo tình hình đóng bhxh bhyt bắt buộc theo mẫu số 05b-KT trình Lãnh đạo ký, gửi đơn vị hoặc thông qua Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT cấp xã.
Công tác chia sẻ dữ liệu về danh sách đơn vị và người lao động đang làm việc trong giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3.1 phần I Công văn 2236/BHXH-TST năm 2022 hướng dẫn khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc có đề cập đến trách nhiệm chia sẻ dữ liệu về đơn vị đang hoạt động và người lao động đang làm việc như sau:
Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ hàng quý rà soát, đối chiếu dữ liệu đơn vị, người lao động quyết toán thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế cung cấp và dữ liệu về hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh cá nhân do Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện và các cơ quan, tổ chức ở địa phương cung cấp với dữ liệu cơ quan BHXH đang quản lý;
Phân loại, kết xuất vào mẫu biểu trong phần mềm, phân quyền cho BHXH tỉnh và BHXH huyện.
Trong đó, BHXH tỉnh có trách nhiệm
- Đề nghị các cơ quan, tổ chức theo ngành, lĩnh vực quản lý liên quan chia sẻ dữ liệu, thông tin, hoặc Danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn, số lao động chưa tham gia BHXH, BHYT bắt buộc trong từng đơn vị theo các khối loại hình: Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân, các đơn vị thuộc lĩnh vực y tế, văn hóa xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, du lịch, giáo dục và đào tạo, dịch vụ khách sạn, nhà hàng ngoài công lập thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang quản lý gửi cơ quan BHXH.
- Phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế khu vực rà soát thông tin, dữ liệu do Tổng cục Thuế chia sẻ đã phân quyền đến BHXH tỉnh và bổ sung đơn vị, số lao động (nếu có) chưa tham gia BHXH, BHYT và chưa có trong dữ liệu quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan BHXH.
Còn BHXH huyện có trách nhiệm:
- Đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chia sẻ thông tin, dữ liệu, hoặc danh sách Hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh cá nhân cho cơ quan BHXH;
- Đề nghị Chi cục Thuế huyện chia sẻ dữ liệu, thông tin, danh sách Hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh cá nhân nộp thuế khoán, thuế môn bài, bổ sung đơn vị, số lao động chưa có trong dữ liệu quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan BHXH.
Ngoài ra, căn cứ tiểu mục 5 phần I Công văn 2236/BHXH-TST năm 2022, việc chia sẻ dữ liệu còn được thực hiện cho các cơ quan khác có liên quan như:
- Trung tâm Công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam, căn cứ thực tế đăng ký tham gia, đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị mới thành lập, gửi (hoặc chia sẻ) thông tin về số lượng lao động đóng BHXH cho cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
BHXH tỉnh/huyện: Hàng quý, lập Danh sách đơn vị, lao động kê khai tính, nộp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, nhưng thực tế người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương hoặc thu nhập gửi, đề nghị cơ quan Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế.
Đồng thời, hàng quý phải lập Danh sách đơn vị, lao động vi phạm pháp luật về lao động do không thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động thuộc đối tượng phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động mà sau khi đã được cơ quan BHXH, tổ chức, cá nhân liên quan hướng dẫn thực hiện giao kết hợp đồng lao động làm căn cứ đóng, truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc nhưng cố tình không thực hiện gửi, đề nghị cơ quan Quản lý nhà nước về lao động tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm và yêu cầu khắc phục
>>> Xem thêm:
Tải về Tổng hợp quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?