Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức kỷ niệm như thế nào?
Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
"Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ" là một trong những từ khóa quan trọng khi nghiên cứu về lịch sử chiến tranh Việt Nam. Đây là tên gọi của chiến dịch quyết định, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1954, có ảnh hưởng sâu rộng đối với kết quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi quân sự lớn mà còn là một mốc son trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Câu hỏi "Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ" giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về sự kiện lịch sử này và tầm quan trọng của nó trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Theo đó, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết định tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ, mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này, giải phóng toàn bộ Tây Bắc, tạo sự chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh và tạo điều kiện cho Lào giải phóng Thượng Lào.
Chiến dịch Điện Biên Phủ có mật danh là “Trần Đình”. Một trong những chìa khóa thành công đó là ngay từ những ngày đầu chiến dịch, công tác giữ bí mật đã được bảo đảm tuyệt đối với sự chấp hành nghiêm ngặt của mỗi cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến…
Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1954, bộ đội, dân công và thanh niên xung phong khắp miền Tây Bắc đã hăng hái tham gia, dù không ai biết tên chiến dịch, không biết điểm hành quân tiếp theo.
Như vậy, Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là “Trần Đình”.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức kỷ niệm như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức kỷ niệm như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại tỉnh Điện Biên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dâng hoa tại Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ;
b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia: Lễ kỷ niệm tại tỉnh Điện Biên hoặc Hà Nội do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại điện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dự lễ kỷ niệm;
Như vậy, dựa theo quy định trên, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức kỷ niệm như sau:
(1) Năm lẻ 5, năm khác
- Tại tỉnh Điện Biên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dâng hoa tại Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
(2) Năm tròn
- Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia: Lễ kỷ niệm tại tỉnh Điện Biên hoặc Hà Nội do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại điện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dự lễ kỷ niệm;
- Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;
- Trong trường hợp lễ kỷ niệm tổ chức tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh Điện Biên và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
- Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Căn cứ thại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ là ngày lễ lớn của Việt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?