Mạo danh nhà tu hành, nhà chức sắc tôn giáo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu có thì khung hình phạt như thế nào?
Khái niệm nhà tu hành, nhà chức sắc được hiểu như thế nào ?
Căn cứ khoản 7,8,12 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 nêu rõ các khái niệm:
- Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
- Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
- Bên cạnh đó, khái niệm tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Năm 2023, khi mạo danh nhà tu hành, nhà chức sắc tôn giáo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù như thế nào? (Hình internet)
Điều kiện để công nhận một tổ chức là tổ chức tôn giáo là gì?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì điều kiện để một tổ chức tôn giáo được công nhận bao gồm:
Khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, thì tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
- Có hiến chương theo quy định pháp luật
- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Đồng thời tại Điều 32 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cũng quy định rõ về việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc trong các tổ chức tôn giáo được thực hiện như sau:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.
- Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có:
+ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
+ Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
+ Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Bên cạnh đó, tổ chức tôn giáo phải có thông báo về người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc theo quy định tại Điều 33 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về người được phong phẩm hoặc suy cử chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử, bao gồm:
+ Hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
+ Mục sư của các tổ chức Tin lành
+ Phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài
+ Giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam
+ Và các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác.
- Trường hợp phong phẩm hoặc suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.
- Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, họ và tên, phẩm vị, địa bàn hoạt động, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo kèm theo sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của chức sắc.
- Trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc.
+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi mạo danh nhà tu, nhà chức sắc tôn giáo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo quy định:
- Người mạo danh chức sắc, nhà tu hành tôn giáo bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, xử lý người mạo danh chức sắc, nhà tu hành để hoạt động tôn giáo được hướng dẫn tại Mục VII Thông tư 01/1999/TT-TGCP hướng dẫn Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo do Ban Tôn Giáo Chính Phủ ban hành, theo đó:
- Người mạo danh chức sắc, nhà tu hành để hoạt động tôn giáo làm giảm uy tín của tổ chức tôn giáo, làm phương hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tuỳ theo mức độ sai phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015
+ Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt (Điều 34 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Quản chế hành chính (Điều 43 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015). Cụ thể: Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Xem thêm Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 tại đây Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?