Mạng Ngân hàng Nhà nước bao gồm những gì? Việc xây dựng, quản lý và sử dụng mạng Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Mạng Ngân hàng Nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Thông tư 34/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Mạng Ngân hàng Nhà nước bao gồm mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước và mạng diện rộng Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy mạng Ngân hàng Nhà nước bao gồm mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước và mạng diện rộng Ngân hàng Nhà nước.
Việc xây dựng, quản lý và sử dụng mạng Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 34/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc về xây dựng, quản lý và sử dụng mạng Ngân hàng Nhà nước
1. Mạng Ngân hàng Nhà nước phải được thiết kế, xây dựng có khả năng mở rộng và ứng dụng công nghệ mạng tiên tiến, có tính sẵn sàng cao, đảm bảo an toàn, bảo mật và băng thông đáp ứng nhu cầu hoạt động, nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
2. Mạng Ngân hàng Nhà nước được thiết kế, xây dựng theo định hướng mạng thông minh, ảo hóa hạ tầng mạng để hướng tới tối ưu hóa công tác quản lý, sử dụng tài nguyên mạng và hướng đến hỗ trợ xây dựng điện toán đám mây của Ngân hàng Nhà nước.
3. Mạng Ngân hàng Nhà nước được quản lý tập trung, thống nhất tại Cục Công nghệ thông tin và có sự phân công, phân cấp quản lý cho các đơn vị quản lý tài sản.
4. Người sử dụng chỉ được sử dụng mạng Ngân hàng Nhà nước phục vụ cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Việc sử dụng và chia sẻ thông tin trên mạng Ngân hàng Nhà nước phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Người sử dụng không tuân thủ quy định tại Điều 23 Thông tư này sẽ bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ mạng Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức bên ngoài không tuân thủ quy định tại Điều 14 Thông tư này sẽ bị xem xét hủy kết nối với mạng Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy việc xây dựng, quản lý và sử dụng mạng Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dựa trên 06 nguyên tắc trên.
Mạng Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)
Kiến trúc mạng Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Kiến trúc mạng Ngân hàng Nhà nước
1. Kiến trúc logic mạng Ngân hàng Nhà nước:
a) Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm các lớp chính sau: lớp mạng lõi, lớp mạng phân phối, lớp mạng truy cập;
b) Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm dữ liệu bao gồm các phân vùng chính sau: phân vùng mạng cho máy chủ nghiệp vụ, phân vùng mạng Internet, phân vùng mạng Intranet, phân vùng mạng Extranet, phân vùng DMZ và phân vùng mạng quản trị;
c) Kiến trúc logic mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các phân vùng chính sau: phân vùng mạng Intranet, phân vùng mạng Extranet, phân vùng mạng Internet và phân vùng mạng quản trị;
d) Kiến trúc mạng diện rộng Ngân hàng Nhà nước bao gồm các kết nối mạng giữa Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng; Trung tâm dữ liệu với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Cổng giao tiếp kết nối giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức bên ngoài.
2. Kiến trúc vật lý mạng Ngân hàng Nhà nước bao gồm: trang thiết bị mạng, hạ tầng truyền dẫn mạng cục bộ và hạ tầng truyền dẫn mạng diện rộng.
3. Phân chia hệ thống mạng cục bộ thành các phân vùng mạng theo phạm vi truy cập và kiểm soát truy cập giữa các phân vùng mạng bằng tường lửa.
Như vậy kiến trúc mạng Ngân hàng Nhà nước được quy định thành 02 phần như sau:
- Kiến trúc logic mạng Ngân hàng Nhà nước:
+ Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm các lớp chính sau: lớp mạng lõi, lớp mạng phân phối, lớp mạng truy cập;
+ Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm dữ liệu bao gồm các phân vùng chính sau: phân vùng mạng cho máy chủ nghiệp vụ, phân vùng mạng Internet, phân vùng mạng Intranet, phân vùng mạng Extranet, phân vùng DMZ và phân vùng mạng quản trị;
+ Kiến trúc logic mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các phân vùng chính sau: phân vùng mạng Intranet, phân vùng mạng Extranet, phân vùng mạng Internet và phân vùng mạng quản trị;
+ Kiến trúc mạng diện rộng Ngân hàng Nhà nước bao gồm các kết nối mạng giữa Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng; Trung tâm dữ liệu với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Cổng giao tiếp kết nối giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức bên ngoài.
- Kiến trúc vật lý mạng Ngân hàng Nhà nước bao gồm: trang thiết bị mạng, hạ tầng truyền dẫn mạng cục bộ và hạ tầng truyền dẫn mạng diện rộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?