Mạng lưới cơ sở y tế địa phương sẽ được nâng cấp, phát triển thế nào theo phương án quy hoạch đến năm 2030?
Mạng lưới cơ sở y tế địa phương sẽ được nâng cấp, phát triển thế nào theo phương án quy hoạch đến năm 2030?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục III Quyết định 201/QĐ-TTg 2024 nêu rõ định hướng mạng lưới cơ sở y tế cấp địa phương đến năm 2030 như sau:
- Phát triển bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoàn chỉnh trước khi thành lập mới bệnh viện chuyên khoa tại các địa phương, ưu tiên địa phương hạn chế về khả năng tiếp cận đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu. Phát triển các trung tâm chuyên khoa thuộc một số chuyên ngành ưu tiên như tim mạch, ung bướu, sản/sản - nhi, lão khoa, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, truyền nhiễm - nhiệt đới, sức khỏe tâm thần trong bệnh viện đa khoa cấp tỉnh nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các bệnh viện tại các tỉnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo bảo đảm đủ điều kiện tiếp nhận hỗ trợ chuyên môn từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
- Mở rộng quy mô giường bệnh phù hợp với quy mô dân số đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của địa phương để đáp ứng với nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân.
- Phát triển lĩnh vực hồi sức tích cực tại tuyến tỉnh và tuyến huyện nhằm nâng cao năng lực thu dung, điều trị và chăm sóc người bệnh khi dịch bệnh nguy hiểm bùng phát.
- Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện tại địa phương, bảo đảm người dân được tiếp cận kịp thời với các dịch vụ cấp cứu trước khi đến bệnh viện. Ở các tỉnh, thành phố lớn đông dân cư, thực hiện mô hình trung tâm 115 hoàn chỉnh kết hợp tổ chức các đơn vị vệ tinh theo khu vực. Đối với các tỉnh, thành phố không thực hiện mô hình trung tâm 115, cần thiết lập đơn vị tiếp nhận thông tin, điều phối cấp cứu ngoại viện gắn với bệnh viện đa khoa cấp tỉnh.
- Nâng cấp, xây dựng mới trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh theo hướng tập trung tại một địa điểm.
- Sắp xếp các đơn vị kiểm nghiệm cấp tỉnh làm nhiệm vụ phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn chuyên ngành y tế theo hướng thu gọn đầu mối, tập trung tại một địa điểm.
- Đối với mạng lưới y tế cơ sở: kiện toàn tổ chức bộ máy y tế cơ sở, tổ chức hệ thống trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở từng khu vực, địa bàn.
Đổi mới phương thức hoạt động của y tế cơ sở, phát triển mô hình bác sĩ gia đình. Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở, phấn đấu đến năm 2030 trạm y tế xã có đủ năng lực đảm nhận vai trò là cơ sở chăm sóc ban đầu, có chức năng tiếp nhận, sàng lọc và chuyển tuyến kịp thời.
- Phát triển mạng lưới cơ sở y tế lực lượng vũ trang phù hợp với tổ chức và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, Quyết định 201/QĐ-TTg 2024 đã đặt ra những định hướng rõ ràng trong việc mạng lưới cơ sở y tế cấp địa phương đến năm 2030 nhằm cân đối, đồng bộ, kết nối và hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế cấp quốc gia với mạng lưới cơ sở y tế địa phương, phát triển mạng lưới cơ sở y tế cấp địa phương đủ năng lực đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Mạng lưới cơ sở y tế địa phương sẽ được nâng cấp, phát triển thế nào theo phương án quy hoạch đến năm 2030?
Mục tiêu của việc quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030 là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục II Quyết định 201/QĐ-TTg 2024 nêu rõ mục tiêu Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
(1) Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế;
- Bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ;
- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
(2) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:
- Phát triển mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bảo đảm mỗi vùng đều có bệnh viện đa khoa đảm nhận chức năng vùng; phát triển các trung tâm chuyên khoa trong các bệnh viện đa khoa; nâng cấp một số bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vùng.
Phát triển một số bệnh viện chuyên sâu kỹ thuật cao, hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
Củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện.
Phát triển các bệnh viện tư nhân chuyên sâu và chuyên sâu kỹ thuật cao cung ứng các dịch vụ chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến, trong đó một số bệnh viện ngang tầm quốc tế.
- Hình thành trung tâm kiểm soát bệnh tật trung ương và các trung tâm kiểm soát bệnh tật khu vực, nâng cấp các trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Hình thành phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 cho trung tâm kiểm soát bệnh tật trung ương, phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 cho các trung tâm kiểm soát bệnh tật khu vực.
- Nâng cấp viện quốc gia trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn về thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển các trung tâm kiểm nghiệm vùng đạt chuẩn quốc gia; phát triển trung tâm kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế quốc gia và các trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế của các tỉnh, thành phố trong vùng.
Phát triển các trung tâm nghiên cứu, các khu sản xuất tập trung về dược, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế công nghệ cao nhằm tăng cường năng lực sản xuất trong nước, gia tăng giá trị xuất khẩu. Xây dựng đơn vị quốc gia nghiên cứu chuyển giao công nghệ về vắc xin.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở giám định y khoa, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần để đáp ứng các yêu cầu về giám định.
- Phát triển mạng lưới cơ sở y tế cung ứng dịch vụ sức khỏe sinh sản; đáp ứng nhu cầu chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 33 giường bệnh trên 10.000 dân, 15 bác sĩ trên 10.000 dân, 3,4 dược sĩ trên 10.000 dân và 25 điều dưỡng trên 10.000 dân;
Đến năm 2030 đạt 35 giường bệnh trên 10.000 dân, 19 bác sĩ trên 10.000 dân, 4,0 dược sĩ trên 10.000 dân, 33 điều dưỡng trên 10.000 dân, tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15% tổng số giường bệnh.
Định mức số lượng người làm việc của Trung tâm cấp cứu 115 là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 03/2023/TT-BYT quy định về định mức số lượng người làm việc của Trung tâm cấp cứu 115 như sau:
- Tối thiểu 15 người/Trung tâm;
- Trung tâm có từ 2 xe cứu thương trở lên: thêm 6 người/01 xe cứu thương;
- Trung tâm có bố trí các điểm cấp cứu ngoài trụ sở Trung tâm thì ngoài định mức số lượng người làm việc theo xe cứu thương thì mỗi điểm cấp cứu được bố trí thêm 03 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy hưởng chế độ theo Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?
- Khi xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa nhà thầu phải đáp ứng điều kiện gì?
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?