Mạng cục bộ là gì? Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm những lớp nào theo quy định?

Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Mạng cục bộ là gì? Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm những lớp nào theo quy định? Câu hỏi của anh T.N.K từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Mạng cục bộ là gì?

Mạng cục bộ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1173/QĐ-KTNN năm 2015 như sau:

Giải thích thuật ngữ
...
3. Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin: Là người được giao nhiệm vụ quản trị, vận hành, đảm bảo hoạt động an toàn, bảo mật, ổn định của hệ thống mạng tại đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
4. Tài khoản người sử dụng: Bao gồm tên tài khoản (user name) và mật khẩu (password) dùng để định danh và xác định quyền hạn của người sử dụng trên các dịch vụ mạng.
5. Mạng cục bộ (LAN - Local Area Network): Là một hệ thống mạng bao gồm các máy tính, máy chủ và các thiết bị ngoại vi được kết nối với nhau thông qua các thiết bị mạng để chia sẻ tài nguyên như thông tin, dữ liệu, phần mềm và các thiết bị.
6. Mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network): Là một hệ thống mạng được thiết lập để kết nối hai hay nhiều mạng LAN có khoảng cách xa về mặt địa lý thành mạng riêng của tổ chức hoặc kết nối qua nhiều hạ tầng mạng công cộng của các công ty viễn thông khác nhau.
7. Môi trường mạng: Là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
...

Như vậy, theo quy định, mạng cục bộ hay còn gọi là mạng LAN là một hệ thống mạng bao gồm các máy tính, máy chủ và các thiết bị ngoại vi được kết nối với nhau thông qua các thiết bị mạng để chia sẻ tài nguyên như thông tin, dữ liệu, phần mềm và các thiết bị.

Mạng cục bộ là gì? Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm những lớp nào theo quy định?

Mạng cục bộ là gì? (Hình từ Internet)

Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm những lớp nào theo quy định?

Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-NHNN như sau:

Kiến trúc mạng Ngân hàng Nhà nước
1. Kiến trúc logic mạng Ngân hàng Nhà nước:
a) Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm các lớp chính sau: lớp mạng lõi, lớp mạng phân phối, lớp mạng truy cập;
b) Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm dữ liệu bao gồm các phân vùng chính sau: phân vùng mạng cho máy chủ nghiệp vụ, phân vùng mạng Internet, phân vùng mạng Intranet, phân vùng mạng Extranet, phân vùng DMZ và phân vùng mạng quản trị;
c) Kiến trúc logic mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các phân vùng chính sau: phân vùng mạng Intranet, phân vùng mạng Extranet, phân vùng mạng Internet và phân vùng mạng quản trị;
d) Kiến trúc mạng diện rộng Ngân hàng Nhà nước bao gồm các kết nối mạng giữa Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng; Trung tâm dữ liệu với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Cổng giao tiếp kết nối giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức bên ngoài.
...

Như vậy, theo quy định, kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm các lớp chính sau:

- Lớp mạng lõi;

- Lớp mạng phân phối;

- Lớp mạng truy cập.

Kiến trúc logic mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm dữ liệu bao gồm các phân vùng chính sau:

- Phân vùng mạng cho máy chủ nghiệp vụ;

- Phân vùng mạng Internet;

- Phân vùng mạng Intranet;

- Phân vùng mạng Extranet;

- Phân vùng DMZ;

- Phân vùng mạng quản trị

Mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước phải được bảo trì định kỳ bao nhiêu lần trong một năm?

Mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 34/2018/TT-NHNN như sau:

Quy định về bảo trì, kiểm tra định kỳ và xử lý sự cố
1. Quy định về bảo trì:
a) Mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm dữ liệu phải được bảo trì định kỳ tối thiểu 02 lần trong một năm; Mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước phải được bảo trì định kỳ tối thiểu 01 lần trong một năm;
b) Việc thực hiện bảo trì không được làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước;
c) Quá trình bảo trì phải được ghi nhật ký về tình trạng hoạt động trước và sau khi bảo trì;
d) Đối với các trang thiết bị đã được ký hợp đồng bảo trì thì thực hiện bảo trì theo hợp đồng đã ký;
đ) Đối với trường hợp các trang thiết bị mạng hết thời gian bảo hành và không có hợp đồng bảo trì, thực hiện như sau:
(i) Cục Công nghệ thông tin xây dựng quy trình bảo trì mạng cho các đơn vị quản lý tài sản và phối hợp bảo trì từ xa các trang thiết bị mạng;
...

Như vậy, theo quy định, mạng cục bộ tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước phải được bảo trì định kỳ tối thiểu 01 lần trong một năm.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ngân hàng Nhà nước có phải là cơ quan ngang bộ hay không?
Pháp luật
Mã số của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ được ghi như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước được phân loại ra sao? Mã số nhiệm vụ được ghi thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước? Cá nhân tham gia tuyển chọn nhiệm vụ phải có trình độ thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng nhà nước gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin không?
Pháp luật
Trong việc quản lý thuế thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Rút tiền hàng loạt là gì? Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt thì Ngân hàng Nhà nước có thực hiện can thiệp sớm hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
2,896 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào