Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm bao nhiêu ký tự? Cơ quan thuế sẽ ủy quyền cho đơn vị nào để tạo ra mã này?
Thẻ XML và biểu diễn dữ liệu của hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Phần I quy định ban hành kèm theo Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 quy định về thẻ XML và biểu diễn dữ liệu như sau:
“IV. Quy định chung về các thành phần dữ liệu hóa đơn điện tử và thông điệp truyền nhận
1. Thẻ XML và biểu diễn dữ liệu
a) Thẻ XML
Tên thẻ được viết liên không dấu và được viết tắt theo nguyên tắc sau:
- Lấy chữ cái đầu tiên viết hoa của mỗi từ, riêng từ cuối cùng giữ nguyên và viết hoa chữ cái đầu tiên. Ví dụ: Thẻ mô tả chỉ tiêu số lượng được viết tắt là SLuong; thẻ Dữ liệu hóa đơn được viết tắt là DLHDon.
- Trong trường hợp có từ hai thẻ trùng tên viết tắt trong cùng một thẻ thì bổ sung thêm một số ký tự để phân biệt. Ví dụ: Chỉ tiêu Tổng tiền được viết tắt là TgTien; chỉ tiêu Thành tiền được viết tắt là ThTien.
- Các cụm từ thường dùng được viết tắt theo quy định tại Mục III, Phần I quy định này.
Chú ý: Các quy định tại mục này không áp dụng cho các thẻ của chữ ký số.
b) Quy định về biểu diễn dữ liệu
- Tiêu chuẩn trình diễn bộ ký tự (Encoding): UTF-8.
- Tiêu chuẩn về bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt: TCVN 6909:2001.”
Theo đó, tên thẻ XML được viết liên không dấu và được viết tắt theo nguyên tắc:
- Lấy chữ cái đầu tiên viết hoa của mỗi từ, riêng từ cuối cùng giữ nguyên và viết hoa chữ cái đầu tiên. Ví dụ: Thẻ mô tả chỉ tiêu số lượng được viết tắt là SLuong; thẻ Dữ liệu hóa đơn được viết tắt là DLHDon.
- Trong trường hợp có từ hai thẻ trùng tên viết tắt trong cùng một thẻ thì bổ sung thêm một số ký tự để phân biệt. Ví dụ: Chỉ tiêu Tổng tiền được viết tắt là TgTien; chỉ tiêu Thành tiền được viết tắt là ThTien.
- Các cụm từ thường dùng được viết tắt theo quy định tại Mục III, Phần I quy định này.
Định dạng dữ liệu của hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục IV Phần I quy định ban hành kèm theo Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 quy định định dạng dữ liệu như sau:
“2. Định dạng dữ liệu
a) Định dạng số: Dữ liệu dạng số có tối đa 21 chữ số không bao gồm dấu (.) phân tách phần nguyên và phần thập phân (nếu có) và dấu âm (-) (nếu có), trong đó phần thập phân có tối đa 6 chữ số. Trong đó:
Dữ liệu dạng số nguyên được mô tả có độ dài tối đa là x, trong đó x là tổng số chữ số tối đa (không bao gồm dấu âm (-) (nếu có)).
Dữ liệu dạng số thập phân được mô tả có độ dài tối đa là x, y, trong đó: x là tổng số chữ số tối đa (bao gồm cả phần nguyên và phần thập phân, không bao gồm dấu (.) phân cách và dấu âm (-) (nếu có)); y là số chữ số tối đa phần thập phân.
Ví dụ: Chỉ tiêu Tỷ giá được mô tả có độ dài tối đa là 7,2, trong đó 7 là tổng số chữ số tối đa (bao gồm cả phần nguyên và phần thập phân); 2 là số chữ số tối đa phần thập phân.
b) Định dạng kiểu ngày (date): YYYY-MM-DD, trong đó: YYYY là 4 số chỉ năm, MM là 2 số chỉ tháng, DD là 2 số chỉ ngày. Dữ liệu kiểu ngày thuộc múi giờ GMT+7 (+07:00).
Ví dụ: 2022-07-22 là ngày 22 tháng 7 năm 2022.
Định dạng kiểu ngày giờ (dateTime): YYYY-MM-DDThh:mm:ss, trong đó: YYYY là 4 số chỉ năm, MM là 2 số chỉ tháng, DD là 2 số chỉ ngày, T là ký hiệu phân tách phần dữ liệu ngày giờ, hh là 2 số chỉ giờ (từ 00 tới 23, không sử dụng AM/PM), mm là 2 số chỉ phút, ss là 2 số chỉ giây. Dữ liệu kiểu ngày giờ thuộc múi giờ GMT+7 (+07:00).
Ví dụ: 2022-07-24T18:39:30 là 18 giờ 39 phút 30 giây ngày 24 tháng 7 năm 2022.
Chú ý: Định dạng số, ngày và ngày giờ nêu trên chỉ áp dụng trong dữ liệu XML.
c) Quy định về đơn vị tiền tệ: Thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 13, Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
d) Quy định về hóa đơn điện tử có sai sót: Thực hiện theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 7 của Thông tư 78/2021/TT-BTC .
đ) Quy định về tiêu chí “Ràng buộc” tại các bảng mô tả chi tiết định dạng dữ liệu: Trường hợp tiêu chí “Ràng buộc” quy định là “Bắt buộc (nếu có)”, NNT và CQT phải căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xác định việc ghi hay không ghi giá trị đối với một chỉ tiêu (“thẻ”) cụ thể, NNT và CQT có thể tham khảo thêm thông tin dẫn chiếu tại tiêu chí “Tham khảo”.”
Theo đó, định dạng số là dữ liệu dạng số có tối đa 21 chữ số không bao gồm dấu (.) phân tách phần nguyên và phần thập phân (nếu có) và dấu âm (-) (nếu có), trong đó phần thập phân có tối đa 6 chữ số.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm bao nhiêu ký tự? Cơ quan thuế sẽ ủy quyền cho đơn vị nào để tạo ra mã này? (Hình từ internet)
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm bao nhiêu ký tự? Cơ quan thuế sẽ ủy quyền cho đơn vị nào để tạo ra mã này?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục IV Phần I quy định ban hành kèm theo Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 quy định về mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử như sau:
“3. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm 34 ký tự và là duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế hoặc hệ thống của đơn vị do cơ quan thuế ủy quyền tạo ra trên các hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.”
Như vậy, mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm 34 ký tự và là duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế hoặc hệ thống của đơn vị do cơ quan thuế ủy quyền tạo ra trên các hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?