Ly hôn có yếu tố nước ngoài có được quy định theo pháp luật Việt Nam hay không? Ai sẽ nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài?
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài có được áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hay không?
- Ai sẽ nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài?
- Trong tụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm gì?
- Đơn phương giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài liệu được không?
Ly hôn có yếu tố nước ngoài có được áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hay không?
Theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Do chị đang sinh sống tại Việt Nam nên theo khoản 1 điều này trường hợp chị đang sinh sống tại Việt Nam nên trình tự, thủ tục sẽ được giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ai sẽ nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài?
Ly hôn là việc không mong muốn xảy ra tại một gia đình, việc trẻ em lớn lên không đủ tình thương của cha và mẹ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy pháp luật Việt Nam đặt ra một số nghĩa vụ của cha, mẹ về việc nuôi con sau khi ly hôn nhằm bảo vệ trẻ em như sau:
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Tại trường hợp của chị cháu bé dưới 36 tháng tuổi nên sẽ được người mẹ chăm sóc, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trong tụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm gì?
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Cùng với đó, tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Sau khi chị nuôi con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và có quyền thăm nom con mà không bị cản trở.
Đơn phương giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài liệu được không?
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Như vậy, việc đơn phương ly hôn vẫn được nhà nước chấp thuận.
Cùng với đó tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc hòa giải tại Tòa án như sau:
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Nếu hòa giải không thành thì vợ hoặc chồng có quyền nộp đơn lên tòa án giải quyết, cụ thể như sau.
Quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc Ly hôn theo yêu cầu của một bên.
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Trên đây là các quy định về đơn phương ly hôn, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?