Lưu chiểu điện tử là gì? Quy trình tiếp nhận tác phẩm báo chí để thực hiện lưu chiểu điện tử được quy định như thế nào?
Lưu chiểu điện tử là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lưu chiểu là việc lưu giữ nguyên trạng nội dung các tác phẩm báo nói, báo hình và báo điện tử để đối chiếu, kiểm tra.
2. Lưu chiểu điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện việc lưu chiểu.
3. Hoạt động lưu chiểu điện tử là việc cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương tổ chức tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản và sử dụng các tác phẩm báo nói, báo hình, báo điện tử.
Lưu chiểu điện tử
Quy trình tiếp nhận tác phẩm báo chí để thực hiện lưu chiểu điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận tác phẩm báo chí để thực hiện lưu chiểu điện tử
1. Người đứng đầu cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận các tác phẩm báo nói, báo hình, báo điện tử để thực hiện việc lưu chiểu điện tử.
2. Việc tiếp nhận tác phẩm báo nói, báo hình, báo điện tử được thực hiện theo quy trình sau:
a) Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử có văn bản thông báo cho cơ quan báo nói, báo hình, báo điện tử để kết nối theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Trong văn bản thông báo phải nêu phương án kết nối, truyền dẫn tín hiệu phát sóng (đối với báo nói, báo hình), phương án kết nối và truy xuất các tác phẩm báo chí đăng tải trên trang báo điện tử (đối với báo điện tử) về hệ thống lưu chiểu điện tử của cơ quan thực hiện lưu chiểu; thời gian, địa điểm thực hiện việc kết nối.
b) Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo về phương án kết nối, cơ quan báo nói, báo hình và báo điện tử phải có văn bản trả lời, thống nhất việc kết nối với cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử.
c) Sau khi kết nối, cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử kiểm tra, đảm bảo tác phẩm đã được lưu tại hệ thống và xác nhận với cơ quan báo chí sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tác phẩm báo chí.
d) Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử tổ chức lưu giữ nguyên trạng nội dung tác phẩm báo chí trên hệ thống lưu chiểu; tổ chức phân loại nội dung để lưu giữ phục vụ công tác quản lý.
Như vậy quy trình tiếp nhận tác phẩm báo chí để thực hiện lưu chiểu điện tử như quy định trên.
Bảo quản và sử dụng tác phẩm báo chí được lưu chiểu điện tử quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8, Điều 9 Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo quản tác phẩm báo chí được lưu chiểu điện tử
1. Các tác phẩm trong hệ thống lưu chiểu điện tử phải được bảo quản an toàn và lưu giữ nguyên trạng về nội dung thông tin.
2. Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy xuất và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu giữ được thuận lợi nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm.
3. Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử xây dựng giải pháp bảo đảm chất lượng kỹ thuật, giải pháp an toàn thông tin cho hệ thống lưu chiểu điện tử.
Sử dụng tác phẩm báo chí được lưu chiểu điện tử
1. Tác phẩm báo chí lưu chiểu điện tử được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về báo chí, gồm: Đánh giá, nhận xét về nội dung thông tin theo chuyên đề, sự kiện, cho các cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu.
2. Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử được sử dụng tác phẩm báo chí lưu chiểu điện tử làm căn cứ để xử lý trong trường hợp tác phẩm có nội dung sai phạm.
Thời gian lưu giữ nguyên trạng đối với báo điện tử được lưu chiểu điện tử là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian lưu giữ tác phẩm báo chí được lưu chiểu điện tử
1. Đối với báo nói, báo hình, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 06 tháng kể từ ngày được phát sóng lần đầu.
2. Đối với báo điện tử, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đăng tải lần đầu.
Như vậy thời gian lưu giữ nguyên trạng đối với báo điện tử được lưu chiểu điện tử tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đăng tải lần đầu.
Các loại hình báo chí
Hồ sơ, thủ tục thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí thực hiện ra sao?
Làm gì khi công ty bị báo chí đăng tin không đúng sự thật? Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với việc báo chí đăng thông tin sai sự thật về công ty?
Nhà báo là gì? Nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Báo chí có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả các thông tin không? Vấn đề cải chính trên báo chí được quy định như thế nào?
Có bắt buộc cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát không?
Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử có phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy xuất không?
Hội nông dân Việt Nam được phép được thành lập cơ quan báo chí không? Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí là gì?
Vụ án đang được điều tra có bắt buộc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí hay không?
Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận thì bị xử phạt như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Cơ quan báo chí là gì? Bệnh viện có được phép thành lập cơ quan báo chí không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí cần thực hiện những gì?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?