Luồng hàng hải bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng?
Luồng hàng hải bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Vùng kiểm dịch là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
18. Vùng quay trở là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở.
19. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.
20. Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.
21. Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
22. Báo hiệu hàng hải là các công trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến điện tử, được thiết lập và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng, trong đó:
- Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.
- Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
Luồng hàng hải bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
Thủ tục công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi và công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng
...
3. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho chủ đầu tư thông qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải.
4. Việc công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng thực hiện như sau:
a) Trường hợp luồng hàng hải được công bố cùng thời điểm công bố mở cảng biển, Bộ Giao thông vận tải công bố cùng với công bố mở cảng biển;
b) Trường hợp luồng hàng hải công bố sau thời điểm công bố mở cảng biển hoặc luồng hàng hải được đầu tư mới, công bố lại do điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp thì Cục Hàng hải Việt Nam công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng.
...
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng bao gồm:
- Bộ Giao thông vận tải: Đối với trường hợp luồng hàng hải được công bố cùng thời điểm công bố mở cảng biển;
- Cục Hàng hải Việt Nam: Đối với trường hợp luồng hàng hải công bố sau thời điểm công bố mở cảng biển hoặc luồng hàng hải được đầu tư mới, công bố lại do điều chỉnh, mở rộng.
Tổ chức quản lý vận hành luồng hàng hải phải làm gì khi phát hiện báo hiệu hàng hải bị sai lệch vị trí?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 23 Nghị định 58/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý vận hành luồng hàng hải
...
5. Nội dung quản lý vận hành luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải gồm:
a) Duy trì, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và các công trình, thiết bị phụ trợ bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải;
b) Vận hành hệ thống luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải;
c) Định kỳ khảo sát độ sâu và công bố thông báo hàng hải theo quy định;
d) Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế.
6. Hàng năm, tổ chức quản lý vận hành các tuyến luồng hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về tình trạng hoạt động của tuyến luồng và kế hoạch quản lý vận hành, duy tu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa, khảo sát, thông báo hàng hải theo quy định để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch bảo trì theo quy định.
7. Khi phát hiện báo hiệu hàng hải bị sai lệch vị trí, hư hỏng hoặc bị mất, tổ chức quản lý vận hành, khai thác các tuyến luồng hàng hải phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải khu vực, bao gồm cả việc tạm dừng hoạt động, thay mới báo hiệu hàng hải; trường hợp cần phải thay đổi vị trí, đặc tính kỹ thuật, mục đích sử dụng của báo hiệu hàng hải so với thiết kế đã được duyệt thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ hàng hải khu vực, trình Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận trước khi thực hiện.
Như vậy, trường hợp phát hiện báo hiệu hàng hải bị sai lệch vị trí thì tổ chức quản lý vận hành, khai thác các tuyến luồng hàng hải phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải khu vực, bao gồm cả việc tạm dừng hoạt động, thay mới báo hiệu hàng hải.
Trường hợp cần phải thay đổi vị trí, đặc tính kỹ thuật, mục đích sử dụng của báo hiệu hàng hải so với thiết kế đã được duyệt thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ hàng hải khu vực, trình Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận trước khi thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin gia hạn tiến độ thi công công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hành vi cố ý gây thương tích mới nhất hiện nay là mẫu nào? Cố ý gây thương tích đi tù khi nào?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình mới nhất? Cách xác định dự toán xây dựng công trình?
- Mẫu đề cương kiểm định xây dựng mới nhất? Hướng dẫn trình tự thực hiện kiểm định xây dựng theo Thông tư 10?