Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Tăng mức đóng thuế thu nhập cá nhân khi tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu đồng từ ngày 01/07/2024 đúng không?
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp trên thu nhập của cá nhân.
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, sau khi thực hiện tiền lương mới theo mức lương cơ sở mới 2.34 triệu đồng từ ngày 01/7/2024 thì thu nhập chịu thuế tăng lên (sau khi đã trừ các mức giảm trừ, bảo hiểm, đóng góp nhân đạo... đáp ứng yêu cầu về thu nhập để nộp thuế) thì kéo theo mức đóng thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng theo.
Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ tại các khoản thu nhập chịu thuế được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
…
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Cách tính thuế TNCN đối với cán bộ, công chức, viên chức có tiền lương tính theo lương cơ sở?
Thuế TNCN là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp trên thu nhập của người nộp thuế. Do đó, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức đều có bản chất là tiền lương, tiền công.
Theo đó, lương công chức viên chức sẽ áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần giống như tiền lương của các nhóm đối tượng khác.
Cụ thể theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thuế TNCN từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:
Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công = Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập từ tiền lương, tiền công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công bao gồm:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...
- Giảm trừ gia cảnh:
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo:
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
- Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
- Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân:
Biểu thuế bậc thu nhập được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có được hỗ trợ trong hoạt động khuyến công?