Lực lượng tham gia ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân phải được đào tạo về vấn đề gì?
Lực lượng tham gia ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân phải được đào tạo về vấn đề gì?
Sự cố bức xạ và hạt nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Công tác chuẩn bị ứng phó y tế khi có sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định chi tiết tại Điều 13 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Công tác chuẩn bị ứng phó y tế
1. Lực lượng tham gia ứng phó y tế phải được đào tạo về:
a) An toàn bức xạ;
b) Triệu chứng lâm sàng do chiếu xạ;
c) Quy trình thông báo và quy trình sơ cứu, điều trị nạn nhân trong sự cố.
2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều trị nhân viên bị chiếu xạ quá liều hoặc nhiễm xạ, bao gồm: sơ cứu, đánh giá liều, vận chuyển và điều trị y tế ban đầu.
3. Đối với vùng UPZ, vùng PAZ của cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, Ban chỉ huy các cấp phải xây dựng kế hoạch phân loại và chuyển người bị chiếu xạ liều cao đến các bệnh viện chuyên ngành.
4. Tổ chức y tế được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố có trách nhiệm chuẩn bị:
a) Nguồn nhân lực, trang thiết bị cấp cứu và điều trị;
b) Phác đồ điều trị để chẩn đoán sớm và điều trị các bệnh phóng xạ;
c) Hội chẩn với các tổ chức chuyên ngành khác về các tổn thương nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của nhân viên ứng phó và công chúng.
Theo quy định trên, lực lượng tham gia ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân phải được đào tạo về:
- An toàn bức xạ;
- Triệu chứng lâm sàng do chiếu xạ;
- Quy trình thông báo và quy trình sơ cứu, điều trị nạn nhân trong sự cố.
Ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân (Hình từ Internet)
Ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định thế nào?
Ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định tại Điều 23 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Ứng phó y tế
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện biểu hiện bệnh lý do bức xạ gây ra có trách nhiệm thông báo tới đầu mối tiếp nhận thông tin.
2. Tổ chức y tế có trách nhiệm tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu và thông báo tới đầu mối tiếp nhận thông tin khi phát hiện biểu hiện bệnh lý do bức xạ gây ra.
3. Cá nhân bị chiếu xạ, nhiễm xạ phải được theo dõi và điều trị tại các cơ sở y tế có năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh phóng xạ.
Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân khi phát hiện biểu hiện bệnh lý do bức xạ gây ra có trách nhiệm thông báo tới đầu mối tiếp nhận thông tin.
Tổ chức y tế có trách nhiệm tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu và thông báo tới đầu mối tiếp nhận thông tin khi phát hiện biểu hiện bệnh lý do bức xạ gây ra.
Cá nhân bị chiếu xạ, nhiễm xạ phải được theo dõi và điều trị tại các cơ sở y tế có năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh phóng xạ.
Công tác chuẩn bị ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc gì?
Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố
1. Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố phải tuân theo các nguyên tắc sau:
a) Hành động bảo vệ phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động đó gây ra;
b) Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động bảo vệ phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa;
c) Kế hoạch ứng phó sự cố được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia;
d) Phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó rõ ràng; chỉ đạo trong ứng phó sự cố theo nguyên tắc tập trung thống nhất;
đ) Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó sự cố khác.
2. Hoạt động ứng phó sự cố phải đạt được các yêu cầu sau:
a) Kiểm soát được diễn biến sự cố và giảm thiểu hậu quả;
b) Bảo vệ tính mạng con người;
c) Phòng tránh hoặc giảm thiểu hiệu ứng tất định nghiêm trọng;
d) Cung cấp cốc biện pháp cứu trợ ban đầu và điều trị nạn nhân;
đ) Giảm thiểu rủi ro của hiệu ứng ngẫu nhiên;
e) Cung cấp thông tin và bảo đảm niềm tin của công chúng;
g) Ngăn chặn tối đa khả năng xảy ra hậu quả phi phóng xạ đối với cá nhân và công chúng;
h) Giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và môi trường;
i) Tạo tiền đề thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố lâu dài và cho việc lập kế hoạch chuẩn bị đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường.
Theo quy định trên, công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Hành động bảo vệ phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động đó gây ra;
- Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động bảo vệ phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa;
- Kế hoạch ứng phó sự cố được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia;
- Phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó rõ ràng; chỉ đạo trong ứng phó sự cố theo nguyên tắc tập trung thống nhất;
- Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó sự cố khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?