Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do ai thành lập theo quy định?
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do ai thành lập?
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
- Quan hệ công tác, phối hợp, hỗ trợ trong tổ chức, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định ra sao?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do ai thành lập?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi là tổ dân phố).
2. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
...
Chiếu theo quy định trên thì Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do ai thành lập theo quy định? (Hình từ Internet)
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hoạt động dựa trên nguyên tắc sau đây:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
(2) Chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
(3) Đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
(4) Không phân biệt đối xử về giới trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Quan hệ công tác, phối hợp, hỗ trợ trong tổ chức, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, quan hệ công tác, phối hợp, hỗ trợ trong tổ chức, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định cụ thể như sau:
(1) Quan hệ công tác của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:
- Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp quản lý về tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, điều hành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; hướng dẫn, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Quan hệ giữa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở cơ sở là quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
(2) Phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:
- Phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
- Hỗ trợ lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng khác ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với đoàn thể, tổ chức quần chúng tự quản ở cơ sở, hòa giải viên cơ sở, lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, giải quyết vụ việc về an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
(3) Nguyên tắc phối hợp, hỗ trợ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như sau:
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của Công an cấp xã trong quá trình phối hợp, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ;
- Phát huy trách nhiệm của công dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật;
- Công an cấp xã chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
(4) Đối với huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công an huyện thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công an cấp xã theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?
- Cách viết biên bản kiểm phiếu đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm? Cơ sở đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm?
- Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “Thế trận lòng dân” gắn với nội dung gì theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 2030?
- Thuế tự vệ được gia hạn thời hạn áp dụng khi nào? Công thức tính thuế tự vệ theo mức thuế tuyệt đối thế nào?