Lực lượng công an xã được trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ hay không?
- Việc trang bị các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Lực lượng công an xã được trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ hay không?
- Thẩm quyền quyết định việc trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc về cơ quan nào?
Việc trang bị các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định các nguyên tắc trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính bao gồm:
Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Nguyên tắc trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị;
b) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này và yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính;
c) Tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, việc trang bị các phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc kể trên.
Lực lượng công an xã được trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ hay không? (Hình từ Internet)
Lực lượng công an xã được trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
2. Lực lượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm:
a) Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Quản lý xuất nhập cảnh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã);
b) Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng, Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không;
c) Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường;
d) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
đ) Kiểm lâm, Kiểm ngư, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn;
e) Hải quan;
g) Quản lý thị trường;
h) Thanh tra Y tế và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Y tế;
i) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội;
k) Thanh tra Giáo dục và Đào tạo;
l) Thanh tra Khoa học và Công nghệ; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
3. Các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này, khi tham gia phối hợp với các lực lượng khác được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trang bị cho lực lượng của mình để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, lực lượng công an xã là đối tượng được trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện các nhiệm vụ trong công tác phát hiện vi phạm hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
Đồng thời, lực lượng công an xã khi tham gia phối hợp với các lực lượng khác được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trang bị cho lực lượng của mình để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, cần lưu ý các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2021/NĐ-CP nói trên, cụ thể:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lạm dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức.
2. Không tuân thủ đúng quy trình, quy tắc trong việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
3. Cố ý hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
4. Cản trở, hạn chế hoặc vô hiệu hóa tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
5. Giao phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền quản lý, sử dụng.
6. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc chưa được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
7. Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
8. Làm giả, làm sai lệch kết quả, dữ liệu thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
9. Lạm dụng việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu để chiếm giữ, sử dụng trái phép phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức.
Thẩm quyền quyết định việc trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính thuộc về cơ quan nào?
Theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được quy định cụ thể như sau:
Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
4. Thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
Bộ trưởng các bộ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do cấp mình đầu tư, mua sắm hoặc quản lý cho các lực lượng thuộc quyền quản lý quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định việc trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng công an xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?