Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có được thông báo bằng điện thoại khi gặp sự cố an ninh mạng đối với HTTT quan trọng về an ninh quốc gia không?
- Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống như thế nào?
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có được thông báo bằng điện thoại khi gặp sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia không?
- Sự cố an ninh mạng là gì? Việc ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có nằm trong biện pháp bảo vệ an ninh mạng không?
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật An ninh mạng 2018 thì Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
Ngoài ra, Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm những hệ thống sau:
- Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;
- Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước;
- Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;
- Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
- Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;
- Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
- Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí;
- Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có được thông báo bằng điện thoại khi gặp sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia không?
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có được thông báo bằng điện thoại khi gặp sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về Trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như sau:
Trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
1. Đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi gặp sự cố an ninh mạng thì thực hiện trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo bằng văn bản và hướng dẫn biện pháp tạm thời để ngăn chặn, xử lý hoạt động tấn công mạng, khắc phục hậu quả do tấn công mạng, sự cố an ninh mạng cho chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Trường hợp khẩn cấp, thông báo bằng điện thoại hoặc các hình thức khác trước khi thông báo bằng văn bản;
b) Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn và các biện pháp phù hợp khác để ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả ngay sau khi nhận được thông báo, trừ quy định tại điểm c khoản này.
Trường hợp vượt quá khả năng xử lý, kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng để điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng;
c) Trường hợp cần ứng phó ngay để ngăn chặn hậu quả xảy ra có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng.
Như vậy, đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi gặp sự cố an ninh mạng trong trường hợp khẩn cấp lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thể thông báo bằng điện thoại hoặc các hình thức khác trước khi thông báo bằng văn bản.
Sự cố an ninh mạng là gì? Việc ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có nằm trong biện pháp bảo vệ an ninh mạng không?
Sự cố an ninh mạng theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 về biện pháp bảo vệ an ninh mạng như sau:
Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Thẩm định an ninh mạng;
b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
c) Kiểm tra an ninh mạng;
d) Giám sát an ninh mạng;
đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
Như vậy, việc ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng thuộc một trong các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?