Lực lượng cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu nào? Khi thực hiện nhiệm vụ vũ trang canh gác, lực lượng cảnh sát nhân dân được trang bị những gì?
Lực lượng cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 37/2009/NĐ-CP quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan như sau:
Điều kiện xác định mục tiêu
Mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Loại mục tiêu
a) Trụ sở một số cơ quan Bộ, ngành ở Trung ương và cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam; cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam được Chính phủ cam kết bảo vệ an ninh theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
c) Nơi chứa đựng, lưu giữ tài liệu, tài sản, hiện vật có giá trị đặc biệt quan trọng của Nhà nước;
d) Nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
đ) Nơi thu, phát sóng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
e) Mục tiêu quan trọng thuộc Bộ Công an quản lý;
g) Mục tiêu quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Quy mô, tính chất mục tiêu
a) Mục tiêu phải có trụ sở độc lập, riêng biệt;
b) Mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt, cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
Như vậy, lực lượng cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu nêu trên.
Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BCA Quy định việc bảo đảm vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu thường xuyên, liên tục 24/24 giờ.
Lực lượng cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu không được thực hiện các hành vi gì trong lúc thực hiện nhiệm vụ?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 01/2011/TT-BCA quy định về hoạt động vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu của lực lượng Cảnh sát bảo vệ do Bộ Công an ban hành như sau:
Yêu cầu đối với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu
1. Nắm vững và thực hiện đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được phân công trong quá trình vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu, chấp hành nghiêm Điều lệnh Công an nhân dân.
3. Phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của người chỉ huy, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu phải chấp hành nghiêm sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của lãnh đạo cấp trên trực tiếp.
4. Khi tiếp xúc với người đến cơ quan có mục tiêu liên hệ công tác, phải có thái độ kính trọng, lịch sự và đúng mực.
5. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và của Bộ Công an về tiếp xúc với người nước ngoài khi thi hành nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
6. Đối với những đơn vị được cơ quan có mục tiêu bố trí nơi ăn, ở, sinh hoạt trong khu vực mục tiêu thì cán bộ, chiến sĩ ngoài việc thực hiện tốt nội quy đơn vị còn phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an ninh, trật tự, an toàn của cơ quan có mục tiêu bảo vệ.
7. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ thực hiện các hành vi sau đây trong khi làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ tại mục tiêu:
a) Tiết lộ bí mật của ngành, bí mật về công việc, nhiệm vụ được giao;
b) Nói chuyện với người không có nhiệm vụ;
c) Hách dịch, gây khó khăn cho khách đến liên hệ công tác;
d) Đeo kính đen, ngủ gật, vào hàng quán, uống rượu, bia, hút thuốc lá, làm việc riêng;
đ) Bỏ vị trí, đi quá phạm vi quy định của vọng gác, phạm vi tuần tra, đốc gác đã được phân công;
e) Tự ý xem hồ sơ, tài liệu của cơ quan có mục tiêu bảo vệ;
g) Vào trong mục tiêu là trụ sở Đại sứ quán, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan đại diện các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền;
h) Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu để làm những việc trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành, của đơn vị;
i) Các hành vi vi phạm khác liên quan đến công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
Như vậy, khi thực hiện nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu thì cán bộ, chiến sĩ không được thực hiên các hành vi sau:
- Tiết lộ bí mật của ngành, bí mật về công việc, nhiệm vụ được giao;
- Nói chuyện với người không có nhiệm vụ;
- Hách dịch, gây khó khăn cho khách đến liên hệ công tác;
- Đeo kính đen, ngủ gật, vào hàng quán, uống rượu, bia, hút thuốc lá, làm việc riêng;
- Bỏ vị trí, đi quá phạm vi quy định của vọng gác, phạm vi tuần tra, đốc gác đã được phân công;
- Tự ý xem hồ sơ, tài liệu của cơ quan có mục tiêu bảo vệ;
- Vào trong mục tiêu là trụ sở Đại sứ quán, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan đại diện các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền;
- Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu để làm những việc trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành, của đơn vị;
- Các hành vi vi phạm khác liên quan đến công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
Khi thực hiện nhiệm vụ vũ trang canh gác, lực lượng cảnh sát nhân dân được trang bị những gì?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 01/2011/TT-BCA quy định như sau:
Trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Đơn vị Cảnh sát bảo vệ làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chở quân, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin liên lạc để thực hiện nhiệm vụ.
2. Cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền quyết định căn cứ vào đặc điểm, tình hình mục tiêu được giao bảo vệ.
3. Việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
Như vậy, lực lượng cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác, bảo vệ mục tiêu được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chở quân, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin liên lạc để thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền quyết định căn cứ vào đặc điểm, tình hình mục tiêu được giao bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?