Lực lượng cảnh sát đường thủy có được tạm giữ phương tiện, tang vật trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm không?
- Khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính thì lực lượng cảnh sát đường thủy có được giữ giấy tờ của người vi phạm không?
- Lực lượng cảnh sát đường thủy có được tạm giữ phương tiện, tang vật trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm không?
- Việc bàn giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ của lực lượng cảnh sát đường thủy được thực hiện như thế nào?
Khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính thì lực lượng cảnh sát đường thủy có được giữ giấy tờ của người vi phạm không?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 68/2020/TT-BCA (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BCA) quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát
1. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị xử phạt theo thủ tục không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ; trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều này để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt.
2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản:
Khi lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền, cán bộ lập biên bản có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện thế chấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hoặc các giấy tờ khác liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu người vi phạm không có giấy tờ nói trên thì có thể tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản thì cán bộ lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến ký xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền quyết định xử phạt hoặc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi hình làm cơ sở xử lý; không tẩy xóa, sửa chữa các nội dung đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
3. Khi kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính, nếu phát hiện, thu thập được hình ảnh của người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy vi phạm pháp luật trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện:
a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện vi phạm để kiểm soát và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
b) Trường hợp không dừng được phương tiện vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 11a Thông tư này.
- Khi lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền, cán bộ lập biên bản có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện;
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện thế chấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hoặc các giấy tờ khác liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Nếu người vi phạm không có giấy tờ nói trên thì có thể tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Lực lượng cảnh sát đường thủy (Hình từ Internet)
Lực lượng cảnh sát đường thủy có được tạm giữ phương tiện, tang vật trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm không?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Trường hợp khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành thì thực hiện như sau:
- Lập biên bản tạm giữ, có chữ ký xác nhận của 02 người làm chứng;
- Ra quyết định tạm giữ;
- Sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera) ghi lại hình ảnh tang vật, phương tiện;
- Sử dụng các biện pháp hoặc thuê tổ chức, cá nhân có điều kiện khả năng chuyên môn phù hợp đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ;
- Xác minh và gửi thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến giải quyết;
- Người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc đưa tang vật, phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật;
Việc bàn giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ của lực lượng cảnh sát đường thủy được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Khi kết thúc tuần tra, kiểm soát thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát tổ chức họp rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát đường thủy nội địa.
- Báo cáo tình hình, kết quả công tác của Tổ tuần tra, kiểm soát.
- Bàn giao biểu mẫu, hồ sơ các vụ, việc vi phạm hành chính, các giấy tờ, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tiền thu nộp phạt tại chỗ cho cán bộ quản lý của đơn vị.
- Việc bàn giao phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc tuần tra, kiểm soát như sau:
+ Người giao và người nhận phải ký, ghi rõ họ tên trong Sổ giao nhận biểu mẫu trong hoạt động tuần tra, kiểm soát và Sổ giao nhận hồ sơ và các vụ, việc trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính;
+ Nếu để mất, hư hỏng tài liệu, thiết bị, giấy tờ, tang vật, phương tiện, tiền nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ phải bị xử lý kỷ luật, bồi thường và trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
+ Việc bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các trang bị khác cho Tổ tuần tra, kiểm soát tiếp theo hoặc cán bộ quản lý của đơn vị phải ghi rõ trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát đường thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?