Luật sư trợ giúp pháp lý đòi tiền của đương sự trong quá trình lấy lời khai thì có vi phạm pháp luật hay không?
Luật sư có quyền thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng không?
Luật sư có quyền thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng không?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC, người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng bao gồm những đối tượng sau:
- Trợ giúp viên pháp lý;
- Luật sư bao gồm luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm (sau đây viết tắt là luật sư ký hợp đồng với Trung tâm); luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý).
Theo đó, luật sư là một trong những đối tượng được phép thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đương sự trong quá trình lấy lời khai có quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về quá trình giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý như sau:
(1) Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý
a) Tại thời điểm bắt, tạm giữ người, lấy lời khai, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người bị hại, lấy lời khai của đương sự, đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc tại thời điểm gửi thông báo thụ lý vụ án, thông báo thụ lý đơn yêu cầu, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chuyển cho họ đọc Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trường hợp họ không tự đọc được thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo cho họ biết.
Trường hợp họ tự nhận mình là người được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý và pháp luật về tố tụng. Việc giải thích được thực hiện kịp thời, đầy đủ, bằng ngôn ngữ dễ hiểu để họ hiểu rõ về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí;
b) Trong tố tụng hình sự, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm đọc, hướng dẫn cụ thể nội dung và điền thông tin vào Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Biên bản giải thích được lưu tại hồ sơ vụ án;
c) Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, người tiến hành tố tụng giải thích cho đương sự về quyền được trợ giúp pháp lý;
d) Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.
(2) Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý
a) Trong tố tụng hình sự, việc thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự tự nhận mình là người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện các quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư liên tịch này. Việc thông báo được thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, ghi vào biên bản tố tụng và lưu tại hồ sơ vụ án.
Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, ngoài việc thông báo bằng văn bản thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo ngay bằng điện thoại cho Trung tâm, Chi nhánh.
Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự tự nhận mình là người được trợ giúp pháp lý và chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh biết để thực hiện các quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư liên tịch này. Việc thông tin được thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, việc thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, trừ trường hợp việc thông báo về trợ giúp pháp lý không phải ghi vào biên bản tố tụng.
Có thể thấy, đương sự đang trong giai đoạn lấy lời khai nếu nhận thấy mình thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì có thể yêu cầu trợ giúp pháp lý. Khi nhận được yêu cầu của đương sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm thực hiện các quy định nhằm trợ giúp pháp lý cho đương sự nếu phù hợp với quy định của pháp luật.
Luật sư được quyền yêu cầu đương sự trả thêm tiền để trợ giúp pháp lý hay không?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý đối với tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 bao gồm:
- Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
- Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
- Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
Dựa vào quy định trên, có thể thấy việc luật sư đòi hỏi đương sự trả thêm một khoản tiền từ người được trợ giúp pháp lý là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Do đó, việc luật sư yêu cầu chồng bạn trả thêm một khoản tiền mới tiến hành trợ giúp pháp lý cho chồng bạn là trái với quy định của pháp luật. Bạn có thể báo cáo việc này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Như vậy, trợ giúp pháp lý là hoạt động cá nhân, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tiến hành cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý. Người được trợ giúp pháp lý khi nhận thấy mình thuộc đối tượng được trợ giúp thì có quyền yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để cơ quan đó báo lên Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền nào từ người được trợ giúp pháp lý,. hành vi đó được xem là trái với quy định của pháp luật và sẽ có hình thức xử lý phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?