Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự không?
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự không?
Việc luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự không được quy định tại Điều 76 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 như sau:
Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.
Theo quy định trên, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.
Luật sư nước ngoài (Hình từ Internet)
Quyền của luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam là gì?
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Luật sư 2006, khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
1. Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 75 của Luật này;
b) Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;
b) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư, nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật này; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
c) Có mặt thường xuyên tại Việt Nam;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam có những quyền sau:
+ Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định.
+ Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Các quyền khác theo quy định.
Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 như sau:
Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài
1. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải có hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài có thời hạn năm năm và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.
3. Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài thay thế Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về cấp Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.
5. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam phải được gửi đến Bộ Tư pháp chậm nhất ba mươi ngày trước khi hết thời hạn hoạt dộng ghi trong Giấy phép. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam về việc tuyển dụng luật sư đó;
b) Bản chính Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
c) Ý kiến của Sở Tư pháp về quá trình hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối gia hạn phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài có thời hạn năm năm và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?