Luận án là gì? Cơ sở đào tạo phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách luận án đã được thông qua tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo khi nào?
Luận án là gì?
Luận án là gì? (Hình từ Internet)
“Luận án” thường được sử dụng ở cấp bậc đào tạo trình độ tiến sĩ.
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT về đánh giá luận án tại cơ sở đào tạo thì có thể hiểu luận án như sau:
Luận án tiến sĩ là báo cáo khoa học tổng hợp kết quả học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh, thể hiện nghiên cứu sinh có khả năng độc lập nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới có giá trị làm gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề xuất những ý tưởng, giải pháp mới giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở lĩnh vực nghiên cứu trong những hoàn cảnh thực tiễn cụ thể.
Ngoài ra, để được bảo vệ luận án tiến sĩ tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo thì luận án còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đạt quy trình phản biện độc lập;
- Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về hình thức trình bày, kiểm soát đạo văn và những tiêu chuẩn về liêm chính học thuật; minh bạch nguồn tham khảo kết quả nghiên cứu chung của nghiên cứu sinh và của những tác giả khác (nếu có) và thực hiện đúng các quy định khác của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Anh ruột của nghiên cứu sinh có được tham gia Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo hay không?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 16 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT về đánh giá luận án tại cơ sở đào tạo như sau:
Đánh giá luận án tại cơ sở đào tạo
…
2. Việc thành lập Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo được quy định chi tiết tại quy chế của cơ sở đào tạo, bảo đảm những yêu cầu sau:
a) Số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu có 05 người, trong đó, số thành viên chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư không quá 02 người; số thành viên ngoài cơ sở đào tạo tối thiểu là 02 người;
b) Thành phần Hội đồng gồm chủ tịch, thư ký, các ủy viên phản biện và ủy viên khác, trong đó có 01 phản biện là người của cơ sở đào tạo và 01 phản biện là người ngoài cơ sở đào tạo; phản biện không được là đồng tác giả với nghiên cứu sinh trong những công bố khoa học có liên quan đến luận án; chủ tịch Hội đồng phải là giáo sư hoặc phó giáo sư ngành phù hợp với chuyên môn của đề tài luận án, là giảng viên hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo; 01 người hướng dẫn nghiên cứu sinh có thể tham gia Hội đồng với tư cách là ủy viên;
c) Tiêu chuẩn về năng lực nghiên cứu của thành viên Hội đồng như tiêu chuẩn về năng lực nghiên cứu của người hướng dẫn chính quy định tại Điều 5 trừ thư ký Hội đồng phải đáp ứng quy định như đối với giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ quy định tại Điều 4 của Quy chế này;
d) Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của nghiên cứu sinh không tham gia Hội đồng.
3. Trong thời gian tối đa 03 tháng kể từ khi luận án của nghiên cứu sinh đạt quy trình phản biện độc lập, cơ sở đào tạo phải tổ chức họp Hội đồng đánh giá luận án. Việc tổ chức buổi đánh giá luận án cho nghiên cứu sinh do cơ sở đào tạo quyết định bảo đảm những yêu cầu sau:
Như vậy, Anh ruột của nghiên cứu sinh không được tham gia Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo.
Cơ sở đào tạo phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách luận án đã được thông qua tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT về chế độ lưu trữ, báo cáo và công khai thông tin như sau:
Chế độ lưu trữ, báo cáo và công khai thông tin
1. Cơ sở giáo đào tạo có trách nhiệm:
…
2. Vào ngày cuối cùng của các tháng chẵn trong năm, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách nghiên cứu sinh đã bảo vệ và luận án đã được thông qua tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo trong 02 tháng trước đó (theo mẫu tại Phụ lục III); thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm (theo mẫu tại Phụ lục IV) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
3. Cơ sở đào tạo phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở trước khi tuyển sinh và tổ chức đào tạo:
a) Quy chế của cơ sở đào tạo và các quy định quản lý đào tạo có liên quan đến tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng tiến sĩ;
b) Các điều kiện bảo đảm chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những thông tin khác theo quy định.
Như vậy, vào ngày cuối cùng của các tháng chẵn trong năm, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách nghiên cứu sinh đã bảo vệ và luận án đã được thông qua tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo trong 02 tháng trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?