Lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính có bắt buộc có trình độ đại học hay không?
- Lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính có bắt buộc có trình độ đại học hay không?
- Thủ tục công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính được quy định ra sao?
- Thời gian xem xét hủy bỏ danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính là khi nào?
Lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính có bắt buộc có trình độ đại học hay không?
Lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính có bắt buộc có trình độ đại học hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc
...
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trong trường hợp người không có trình độ đại học theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp nhưng có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Theo đó, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc nếu có đầy đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012, cụ thể:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
…
Như vậy, xem xét lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính không bắt buộc có trình độ đại học.
Thủ tục công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính được quy định ra sao?
Theo điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định trình tự, thủ tục công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Tài chính như sau:
Bước 1: Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện, lập hồ sơ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc của đơn vị thuộc Bộ Tài chính nơi người được đề nghị công nhận đang công tác.
– Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, gồm các thông tin sau: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực chuyên sâu được đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo.
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền.
– Xác nhận thời gian hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo tại đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác (đơn vị khác) trước khi được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm thời gian thực tế làm việc tại đơn vị đề nghị và thời gian thực tế làm việc tại đơn vị khác.
– 02 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Bước 2: Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc do đơn vị thuộc Bộ Tài chính đề xuất, trình Bộ xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trong trường hợp từ chối, giao Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản nêu rõ lý do gửi đơn vị đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ký công văn về danh sách công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung, đồng thời gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính để đăng tải danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Trường hợp có sự thay đổi thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố thì các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát, có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị điều chỉnh danh sách.
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc và gửi Bộ Tư pháp để cập nhật danh sách chung, đồng thời gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính để cập nhật danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Thời gian xem xét hủy bỏ danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính là khi nào?
Theo điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Tài chính:
…
d) Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc:
- Khi người giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Bộ quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
- Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, điều chỉnh danh sách công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định và gửi Bộ Tư pháp để cập nhật danh sách chung, đồng thời gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính để cập nhật danh sách trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.
Theo đó, khi người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc thì trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Bộ quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thư ngỏ xin kinh phí tổ chức Trung thu 2024? File mẫu thư ngỏ kêu gọi quyên góp Trung 2024 ở đâu?
- Kiến thức cơ sở về môi giới bất động sản có bao nhiêu tiết học? Các chuyên đề và nội dung gồm những gì?
- Tài sản tham nhũng là gì? Việc thu hồi tài sản tham nhũng có thuộc nội dung báo cáo công tác về phòng, chống tham nhũng không?
- Bản đồ điều tra thực địa có nội dung gì? Tỷ lệ bản đồ điều tra thực địa là bao nhiêu theo quy định?
- Quan trắc ô nhiễm đất là gì? Đối tượng quan trắc ô nhiễm đất là loại đất nào theo quy định pháp luật?