Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong giai đoạn nào?
- Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục đích gì?
- Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong giai đoạn nào?
- Trách nhiệm báo cáo thống kê về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thế nào?
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục đích gì?
Theo Điều 2 Thông tư 17/2014/TT-BTP quy định như sau:
Mục đích lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) là một biện pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ.
Căn cứ trên quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một biện pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới;
Đồng thời, tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong giai đoạn nào? (Hình từ Internet)
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong giai đoạn nào?
Theo Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BTP quy định như sau:
Nguyên tắc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được thực hiện trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền của mỗi giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản theo quy định.
3. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được thực hiện trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo các nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền của mỗi giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản theo quy định.
- Bảo đảm sự tham gia của cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm báo cáo thống kê về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 17/2014/TT-BTP quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hằng năm báo cáo số lượng, tỷ lệ văn bản được lồng ghép vấn đề bình đẳng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
Thời điểm chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BTP (thay thế Thông tư 20/2013/TT-BTP), cụ thể như sau:
Báo cáo thống kê định kỳ
...
1. Kỳ báo cáo:
Báo cáo thống kê định kỳ được lập hàng năm theo định kỳ 6 tháng và một năm theo hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê về công tác tư pháp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
b) Kỳ báo cáo thống kê năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Bao gồm:
Báo cáo năm (phục vụ tổng kết công tác tư pháp): Gồm số liệu thực tế và số liệu ước tính trong kỳ báo cáo.
Đối với báo cáo của các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 của Điều 2 Thông tư này (trừ Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực báo cáo về chứng thực, nuôi con nuôi): Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 11 hàng năm.
Đối với báo cáo của các đối tượng thuộc khoản 3 đến khoản 12 Điều 2 Thông tư này: Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức: Gồm toàn bộ số liệu thực tế được thực hiện trong kỳ báo cáo (được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?