Lợn ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh dịch tả lợn nhất? Bệnh dịch tả lợn thường sẽ lây truyền thông qua những đường nào?

Cho tôi hỏi lợn ở những độ tuổi nào thường dễ mắc bệnh dịch tả lợn nhất? Bệnh thường lây lan nhanh trong đàn thông qua những đường nào? Sau khi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh thì cần bảo quản mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ bao nhiêu? Câu hỏi của anh Cường từ Đồng Nai.

Lợn ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh dịch tả lợn nhất theo tiêu chuẩn hiện nay?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5273:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh dịch tả lợn quy định về độ tuổi mà lợn dễ mắc bệnh dịch tả lợn như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh dịch tả lợn (diagnostic procedure for classical swine fever disease)
Bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus cấu trúc ARN thuộc giống Pestivirus, họ Flaviridae. Virus dịch tả lợn chỉ có một serotyp duy nhất. Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn các mức độ khác nhau tùy thuộc vào độc lực virus, tuổi động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh. Lợn có thể bị mắc bệnh ở mọi lứa tuổi.

Từ tiêu chuẩn nêu trên thì lợn ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh dịch tả lợn.

Bệnh dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm do một loại virus cấu trúc ARN thuộc giống Pestivirus, họ Flaviridae gây ra.

Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn các mức độ khác nhau tùy thuộc vào độc lực virus, tuổi động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh.

Lợn ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh dịch tả lợn nhất?

Lợn ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh dịch tả lợn nhất? (Hình từ Internet)

Bệnh dịch tả lợn thường sẽ lây truyền thông qua những đường nào?

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5273:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh dịch tả lợn quy định về đặc điểm dịch tễ học của bệnh dịch tả lợn như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Dịch tễ học
Bệnh chỉ xảy ra ở lợn. Bệnh dịch tả lợn có tính chất lưu hành mạnh, lây lan nhanh và lợn mắc ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ ốm, chết cao và mắc mạnh nhất là lợn con, nó không có vùng dịch rõ rệt về mặt địa lý và bệnh mắc quanh năm không theo mùa vụ.
Lợn thường nhiễm virus dịch tả lợn ngoài tự nhiên qua đường mũi, miệng. Thời gian ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng như sốt cao 41 °C, suy nhược cơ thể, chán ăn, hay nghiến răng hoặc kêu rên khẽ, viêm kết mạc mắt có dử, giảm số lượng bạch cầu trong máu, lợn bị táo bón sau đó ỉa chảy phân thối khắm.
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến 8 ngày, bệnh xuất hiện với các thể như sau:
- Thể quá cấp tính
Bệnh xảy ra rất nhanh. Con vật đang khỏe mạnh tự nhiên giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao từ 40 °C đến 42 °C. Da mỏng phía trong đùi và dưới bụng có chỗ đỏ ứng lên rồi tím lại. Lợn giẫy dụa một lúc rồi chết, con vật chết khi chưa có biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là ỉa chảy. Bệnh tiến triển trong vòng từ 1 ngày đến 2 ngày tỷ lệ chết có thể lên đến 100 %.
- Thể cấp tính
Lợn ốm ủ rũ, buồn bã, biếng ăn hoặc bỏ ăn, chui ẩn dưới rơm hoặc tìm nơi tối để nằm.
Hai ba ngày sau lợn bị sốt cao, thân nhiệt lên tới 41 °C đến 42 °C, sốt trong vòng 4 ngày đến 5 ngày liền, trong thời gian sốt con vật bị táo bón và sau đó thân nhiệt bị hạ xuống và lúc này lợn bị ỉa chảy, phân con vật có mùi thối khắm cũng là khi con vật bị kiệt sức. Con vật thở mạnh thở hồng hộc, khát nước nhiều, bỏ ăn, ở những phần da mỏng xuất hiện những nốt đỏ như muỗi đốt
Mắt có rử trắng như mủ che lấp làm cho con vật không trông thấy được, con vật bị viêm kết mạc và giác mạc mắt và từ mắt có nước nhờn chảy ra. Con vật có hiện tượng nôn mửa. Niêm mạc miệng, chân răng gốc lưỡi có mụn loét phủ bựa màu váng trắng. Khi sờ bụng có cục sưng. Lợn bị viêm niêm mạc mũi, con vật chảy nước mũi, nước mũi lúc đầu trong loãng sau đó đục và đặc dần, con vật bị ho và khó thở nhịp thở bị rối loạn, đuôi rủ lưng cong, con vật ngồi như chó ngồi, thở khò khè và ngáp.
Con vật có những cơn co giật thân thể nhất là khi bị sờ mó đến, bại liệt chân nhất là hai chân sau làm cho con vật đi xiêu vẹo. Lợn nái sắp đẻ thường hay bị sẩy thai.
- Thể mãn tính
Nếu thể cấp tính kéo dài con vật chuyển sang thể mãn tính. Con vật gầy còm lúc đi táo lúc ỉa chảy, ho khó thở, da lưng sườn có những vết đỏ có khi loét ra từng mảng.
Bệnh tiến triển từ 1 tháng đến 2 tháng lợn chết do kiệt sức hoặc có thể khỏi nhưng gầy còm khó vỗ béo. Những con khỏi bệnh có thể miễn dịch nhưng nó là nguồn gieo rắc virus.
...

Như vậy, lợn thường nhiễm virus gây bệnh dịch tả lợn ngoài tự nhiên thông qua đường mũi, miệng

Thời gian ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng như sốt cao 41 °C, suy nhược cơ thể, chán ăn, hay nghiến răng hoặc kêu rên khẽ, viêm kết mạc mắt có dử, giảm số lượng bạch cầu trong máu, lợn bị táo bón sau đó ỉa chảy phân thối khắm.

Bệnh dịch tả lợn có tính chất lưu hành mạnh, lây lan nhanh và lợn mắc ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ ốm, chết cao và mắc mạnh nhất là lợn con, nó không có vùng dịch rõ rệt về mặt địa lý và bệnh mắc quanh năm không theo mùa vụ.

Mẫu bệnh phẩm ở lợn dùng để chẩn đoán bệnh dịch tả lợn cần được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu trước khi tiến hành thí nghiệm?

Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5273:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh dịch tả lợn quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
- Bệnh phẩm: Hạch amidan, hạch lympho, lách, thận, van hồi manh tràng, máu (huyết thanh). Mẫu bệnh phẩm được lấy ngay sau khi mổ khám.
- Bảo quản mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ 2 °C đến 8 °C và gửi ngay đến phòng thí nghiệm trong 24h, nếu quá thời gian đó, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ đông băng. Huyết thanh hoặc huyết tương bảo quản ở nhiệt độ từ 4 °C đến 8 °C tối đa trong 7 ngày. Lưu mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ -20 °C đến -80 °C.
...

Sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm ở lợn mắc bệnh dịch tả lợn (Hạch amidan, hạch lympho, lách, thận, van hồi manh tràng, máu) thì cần bảo quản mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ 2 °C đến 8 °C và gửi ngay đến phòng thí nghiệm trong 24h, nếu quá thời gian đó, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ đông băng.

Huyết thanh hoặc huyết tương bảo quản ở nhiệt độ từ 4 °C đến 8 °C tối đa trong 7 ngày. Lưu mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ -20 °C đến -80 °C.

Bệnh dịch tả lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh dịch tả lợn lây lan nhanh không và có tỷ lệ chết bao nhiêu %? Lợn bao nhiêu tuổi thì dễ bị mắc bệnh?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn thịt đúng không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5273:2010 về bệnh động vật, quy trình chẩn đoán bệnh dịch tả lợn như thế nào?
Pháp luật
Vacxin dịch tả lợn nhược độc dạng đông khô phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Bệnh dịch tả lợn là gì? Có bắt buộc tiêm phòng bằng vaccine không? Bán thịt heo nhiễm bệnh dịch tả lợn bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Lợn ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh dịch tả lợn nhất? Bệnh dịch tả lợn thường sẽ lây truyền thông qua những đường nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh dịch tả lợn
5,211 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh dịch tả lợn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh dịch tả lợn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào