Lời khai của bị đơn dân sự có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Bị đơn dân sự có được đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa không?
Bị đơn dân sự có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị đơn dân sự, theo đó bị đơn dân sự có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định;
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Lời khai của bị đơn dân sự có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không?
Bị đơn dân sự có được đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa không?
Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về quyền của bị đơn dân sự, theo đó bị đơn dân sự có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.
Chứng cứ là gì?
Theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về chứng cứ, theo đó chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Chứng cứ được thu thập từ những nguồn nào?
Tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về nguồn chứng cứ, theo đó chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn sau đây:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Lưu ý: Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Lời khai của bị đơn dân sự có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không?
Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự như sau:
“Điều 93. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”
Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguồn của chứng cứ, theo đó lời khai là một trong những nguồn của chứng cứ.
Như vậy, từ những quy định nêu trên, lời khai của bị đơn dân sự có thể được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự nếu đây là những lời trình bày về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra và họ phải nói rõ được vì sao họ biết được những tình tiết đó. Đồng thời, lời khai này phải đáp ứng đủ điều kiện về chứng cứ được quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể lời khai của bị đơn dân sự phải là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Lưu ý: Những tình tiết do bị đơn dân sự trình bày mà họ không thể nói rõ vì sao họ biết được tình tiết đó thì sẽ không được dùng làm chứng cứ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?