Lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế bất hợp lý bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế bất hợp lý bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khác về y tế dự phòng như sau:
Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng, trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 50.000.000 đồng hoặc trường hợp tái phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu có hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, thiết bị y tế bất hợp lý có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Có thể bị phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch.
Lưu ý: mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi nêu trên thì mức phạt sẽ bằng 2 lần cá nhân.
Lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế bất hợp lý bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm kê khai giá trang thiết bị y tế?
Theo Điều 45 Nghị định 98/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 07/2023/NĐ-CP và khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về kê khai giá thiết bị y tế như sau:
Kê khai giá thiết bị y tế
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải kê khai giá; nội dung kê khai, trình tự thủ tục kê khai giá thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
2. Căn cứ tình hình thực tế và khi có biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thiết bị y tế, khả năng chi trả của người mua, khả năng thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cập nhật, sửa đổi, bổ sung danh mục và hướng dẫn thông tin trang thiết bị y tế phải kê khai giá.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế thực hiện kê khai giá trang thiết bị y tế với các hình thức theo quy định của pháp luật về giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Như vậy, Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải kê khai giá thiết bị y tế, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế thực hiện kê khai giá thiết bị y tế với các hình thức theo quy định của pháp luật về giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Thông tin niêm yết giá thiết bị y tế trên Cổng thông tin điện tử là gì?
Theo Điều 44 Nghị định 98/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 07/2023/NĐ-CP và bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về niêm yết giá thiết bị y tế như sau:
Niêm yết giá thiết bị y tế
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế thực hiện niêm yết giá trang thiết bị y tế tại các địa điểm theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
2. Trường hợp niêm yết giá thiết bị y tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế phải có đầy đủ các thông tin tối thiểu sau:
a) Tên, chủng loại thiết bị y tế;
b) Hãng, nước sản xuất; hãng, nước chủ sở hữu;
c) Đơn vị tính;
d) Cấu hình, tính năng kỹ thuật của thiết bị y tế;
đ) Giá niêm yết của thiết bị y tế.
Như vậy, thông tin niêm yết giá thiết bị y tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế bao gồm:
- Tên, chủng loại thiết bị y tế;
- Hãng, nước sản xuất; hãng, nước chủ sở hữu
- Đơn vị tính;
- Cấu hình, tính năng kỹ thuật của thiết bị y tế
- Giá niêm yết của thiết bị y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?