Lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với hành vi lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần hay không?
- Lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần có thể bị xử lý hình sự hay không?
Lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định hành vi đầu cơ hàng hóa như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."
Theo đó, lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần có thể sẽ bị phạt theo quy định nêu trên. Mức phạt tiền quy định tại điều này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Đồng thời tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với hành vi lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần hay không?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường như sau:
"1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này."
Theo đó, đối với hành vi lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần tùy theo mức độ, giá trị... mà sẽ có mức phạt khác nhau.
Căn cứ vào mức phạt tiền đó, để xác định thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường cho đúng theo quy định pháp luật.
Lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần có thể bị xử lý hình sự hay không?
Căn cứ Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đầu cơ như sau:
"1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
..."
Theo đó, lợi dụng bão lũ gom các hàng thiết yếu, khan hiếm để bán với giá cao gấp nhiều lần có thể bị xử lý hình sự về tội đầu cơ khi mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/6/16/HN/xu-phat-4.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?
- Thủ tục đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư theo Quyết định 891 của Bộ Xây dựng thực hiện ở cấp tỉnh như thế nào?
- Các cơ quan lãnh đạo hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo Nghị định 126 được quy định như thế nào?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động ra sao?
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương mới nhất? Giá dịch vụ khám chữa bệnh Bệnh viện Mắt Trung ương gồm những gì?