Lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe ra sao?
Lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền?
Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Trong đó, nội dung về mức phạt đối với lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô 2025 (Mức phạt vi phạm giao thông từ 1 1 2025 quá tốc độ) như sau:
DƯỚI ĐÂY LÀ MỨC PHẠT TIỀN LỖI CHẠY QUÁ TỐC ĐỘ ĐỐI VỚI XE Ô TÔ 2025 MỚI NHẤT:
Tốc độ vượt quá | Mức xử phạt | Mức trừ điểm GPLX | CSPL |
Từ 05km/h đến dưới 10 km/h | Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng | 0 điểm | Điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Từ 10km/h đến 20 km/h | Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng | 02 điểm | Điểm đ khoản 5 và điểm a khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Trên 20 km/h đến 35 km/h | Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | 04 điểm | Điểm a khoản 6 và điểm b khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Trên 35 km/h | Từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng | 06 điểm | Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
*Bên cạnh đó:
Nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng + trừ 10 điểm giấy phép lái xe (điểm a khoản 10 và điểm đ khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
>> Phạt tốc độ xe máy 2025? Quá tốc độ xe máy phạt bao nhiêu 2025
Lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe ra sao? (Hình ảnh Internet)
Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe ra sao?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như sau:
(1) Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường.
(2) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn.
(3) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;
- Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
- Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;
- Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;
- Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;
- Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;
- Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;
- Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;
- Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;
- Gặp xe ưu tiên;
- Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
- Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.
(4) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Quy định về nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra sao?
Căn cứ Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch Marketing cơ bản dành cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như bất động sản, du lịch, công nghệ? Tải mẫu?
- Quy tắc ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội thế nào? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo hiện nay?
- Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố năm 2025?
- Đầu tư xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để cho thuê phải đáp ứng các yêu cầu xây dựng nào?
- Tất niên là gì? Công ty có nghĩa vụ tặng quà Tết cho nhân viên vào ngày tất niên công ty hay không?