Loại hàng hóa nào được xác định là hàng nguy hiểm? Có bắt buộc ghi nhãn hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển không?

Tôi muốn hỏi những loại loại hàng hóa nào được xác định là nguy hiểm? Trường hợp tôi muốn vận chuyển hàng hóa đó bằng tàu biển thì có bắt buộc ghi nhãn hay không? Điều kiện để tàu biển vận chuyển hàng nguy hiểm quy định ra sao? - Câu hỏi của anh Đức (Hà Nội).

Loại hàng hóa nào được xác định là hàng nguy hiểm?

ghi-nhan-hang-nguy-hiem-van-chuyen-bang-tau-bay

Có bắt buộc ghi nhãn hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển không? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định các hàng nguy hiểm gồm có 9 loại sau đây:

Phân loại hàng hóa nguy hiểm
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Theo đó, các loại hàng nguy hiểm được phân thành 09 loại sau đây:

+ Loại 1: Chất và vật liệu gây nổ công nghiệp, chất nổ

+ Loại 2: Khí ga dễ và không dễ cháy, độc hại, không độc hại

+ Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy

+ Loại 4: Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy

+ Loại 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa

+ Loại 6: Chất lây nhiễm và độc hại

+ Loại 7: Chất phóng xạ

+ Loại 8: Chất ăn mòn

+ Loại 9: Chất và hàng gây nguy hiểm khác

Có bắt buộc ghi nhãn hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển không?

Theo Điều 5 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định việc phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải bảo đảm về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường như sau:

Phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm
1. Việc phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải bảo đảm:
a) Hàng nguy hiểm được phân loại phù hợp với Phần 2 của Bộ luật IMDG.
b) Việc đóng gói hàng nguy hiểm theo yêu cầu phải đóng gói để giảm thiểu rủi ro về an toàn và ô nhiễm môi trường phải phù hợp với Phần 4 và Phần 6 của Bộ luật IMDG.
c) Hàng nguy hiểm được ghi nhãn, dán biểu trưng phù hợp với Phần 5 của Bộ luật lMDG.
2. Hàng nguy hiểm chứa trong công-te-nơ, xe ô tô, hoặc thùng chứa trung gian xếp xuống tàu biển phải được đóng gói và sắp xếp phù hợp với Phần 7 của Bộ luật IMDG. Công-te-nơ, xe ô tô, hoặc thùng chứa trung gian phải được ghi nhãn và dán biểu trưng hàng nguy hiểm phù hợp với Phần 5 của Bộ luật IMDG.
3. Thiết bị chứa hàng nguy hiểm phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trong một thiết bị có chứa các loại hàng nguy hiểm khác nhau, thì thiết bị này phải được dán đủ các biểu trưng tương ứng với các loại hàng nguy hiểm đó.

Theo đó, điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải được ghi nhãn và dán biểu trưng phù hợp với Phần 5 của Bộ luật lMDG.

Điều kiện để tàu biển vận chuyển hàng nguy hiểm quy định ra sao?

Theo Điều 9 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định đối với tàu biển vận chuyển hàng nguy hiểm như sau:

Quy định đối với tàu biển
1. Tàu biển chở xô hàng rời rắn chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB) phải thỏa mãn các quy định tại Chương VI của Công ước SOLAS và Bộ luật IMSBC.
2. Tàu biển chở xô hàng rời rắn được ấn định số Liên hợp quốc (UN number), ngoài việc phải tuân thủ khoản 1 Điều này, phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2 và phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS.
3. Tàu biển chở hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2, phần A Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IMDG.
4. Tàu biển chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2 của Công ước SOLAS và Bộ luật IBC.
5. Tàu biển chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IGC.

Theo đó, yêu cầu đối với tàu biển vận chuyển hàng nguy hiểm cần đảm bảo về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo các quy định cụ thể như sau:

+ Tàu biển chở xô hàng rời rắn chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB) phải thỏa mãn các quy định tại Chương VI của Công ước SOLAS và Bộ luật IMSBC.

+ Tàu biển chở xô hàng rời rắn được ấn định số Liên hợp quốc (UN number), ngoài việc phải tuân thủ khoản 1 Điều này, phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2 và phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS.

+ Tàu biển chở hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2, phần A Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IMDG.

+ Tàu biển chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2 của Công ước SOLAS và Bộ luật IBC.

+ Tàu biển chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IGC.

Hàng nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hướng dẫn về điều kiện xuất nhập khẩu và bảo quản hàng nguy hiểm
Pháp luật
Bảng tổng hợp Danh mục hàng nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào phải thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm? Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là bao lâu?
Pháp luật
Hàng nguy hiểm được hiểu như thế nào? Ô tô chở hàng nguy hiểm có thuộc các hành vi bị nghiêm cấm không?
Pháp luật
Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, bao bì và dán nhãn như thế nào khi vận chuyển bằng đường sắt?
Pháp luật
Loại hàng nguy hiểm nào được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển? Xếp hàng nguy hiểm xuống tàu biển được quy định thế nào?
Pháp luật
Loại hàng hóa nào được xác định là hàng nguy hiểm? Có bắt buộc ghi nhãn hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng nguy hiểm
7,367 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng nguy hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng nguy hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào