Loại cho vay dài hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội có thời hạn cho vay tối đa bao nhiêu tháng?
- Loại cho vay dài hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội có thời hạn cho vay tối đa bao nhiêu tháng?
- Người vay dài hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội cần tuân theo những nguyên tắc gì?
- Quy định thời hạn cho vay dài hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội có căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn không?
- Mức cho vay dài hạn đối với một lần vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội do ai quyết định và công bố trên cơ sở nào?
- Lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?
Loại cho vay dài hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội có thời hạn cho vay tối đa bao nhiêu tháng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về các loại cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Loại cho vay
1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.
Theo quy định trên, loại cho vay dài hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.
Loại cho vay dài hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Người vay dài hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Theo Điều 9 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Nguyên tắc tín dụng
1. Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
2. Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Theo quy định trên, Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Quy định thời hạn cho vay dài hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội có căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1. Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay.
2. Trường hợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do chưa thu hoạch, bị kéo dài so với dự kiến hoặc chưa tiêu thụ được sản phẩm, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Việc cho gia hạn nợ của các tổ chức nhận ủy thác cho vay tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác ghi trong hợp đồng.
3. Trường hợp cho vay lưu vụ: thời hạn cho vay là thời hạn của chu kỳ sản xuất tiếp theo.
4. Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng chây ỳ không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
5. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển cho vay lưu vụ, chuyển sang nợ chờ xử lý, chuyển nợ quá hạn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, thời hạn cho vay dài hạn được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay.
Mức cho vay dài hạn đối với một lần vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội do ai quyết định và công bố trên cơ sở nào?
Theo Điều 13 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về mức cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Mức cho vay
Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.
Như vậy, mức cho vay dài hạn đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.
Lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.
2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Theo quy định trên, lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?