Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy thế nào? Giám sát việc dán nhãn năng lượng là trách nhiệm của ai?
Xe gắn máy có phải dán nhãn năng lượng không?
Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3 theo quy định tại khoản 3.32 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
Nhãn năng lượng và dán nhãn năng lượng được giải thích tại khoản 7, khoản 8 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 như sau:
Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì.
Nhóm phương tiện giao thông vận tải phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu được quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Như vậy, xe gắn máy thuộc nhóm phương tiện giao thông vận tải phải dán nhãn năng lượng theo quy định trên.
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy (Hình từ Internet)
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy như thế nào?
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
...
3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Theo đó, lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới) như sau:
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho xe gắn máy phải dán nhãn năng lượng là trách nhiệm của ai?
Kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho xe gắn máy phải dán nhãn năng lượng là trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại các khoản 1, 2 Điều 2 Quyết định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng;
c) Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định này.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của các phương tiện, thiết bị phù hợp với lộ trình dán nhãn năng lượng;
b) Ban hành tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho các phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phù hợp với lộ trình thực hiện quy định tại Điều 2 và Điều 3 Quyết định này;
c) Soát xét và công bố 05 năm một lần tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị? Nội dung kiểm điểm cuối năm của tập thể lãnh đạo quản lý gồm?
- Hướng dẫn cách viết 03 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm chuẩn Hướng dẫn 25 và Hướng dẫn 12 chi tiết nhất?
- Tải về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?