Lô giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng thì được xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Giống cây trồng nào thuộc đối tượng phải tiến hành kiểm tra chất lượng giống cây trồng nhập khẩu?
Đối tượng kiểm tra lượng giống cây trồng nhập khẩu được quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Đối tượng kiểm tra
Giống cây trồng nhập khẩu thuộc loài cây trồng chính thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phục vụ sản xuất, mua bán, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 29 Luật Trồng trọt.
Viện dẫn tới Điều 29 Luật Trồng trọt 2018, việc nhập khẩu giống cây trồng được quy định như sau:
Nhập khẩu giống cây trồng
1. Giống cây trồng, hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; hạt giống bố mẹ để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
Trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 của Luật này.
2. Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
3. Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây:
a) Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng;
b) Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu;
d) Giống cây trồng gửi kho ngoại quan.
...
Theo đó, giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng.
Việc kiểm tra chất lượng giống cây trồng nhập khẩu trừ trường hợp sau đây:
- Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng;
- Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu;
- Giống cây trồng gửi kho ngoại quan.
Lô giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng thì được xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra chất lượng giống cây trồng nhập khẩu được quy định như thế nào?
Việc kiểm tra chất lượng giống cây trồng nhập khẩu được quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT như sau;
Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu
1. Kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu được thực hiện thông qua đánh giá chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục Trồng trọt chỉ định thực hiện.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận hợp quy chất lượng giống cây trồng được Cục Trồng trọt chỉ định; nộp Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.
Theo đó, quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu được quy định như sau:
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu được thực hiện thông qua đánh giá chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục Trồng trọt chỉ định thực hiện.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận hợp quy chất lượng giống cây trồng được Cục Trồng trọt chỉ định; nộp Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.
Lô giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng thì được xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Xử lý lô giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng được quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Xử lý lô giống nhập khẩu không đạt chất lượng
Trường hợp lô giống cây trồng nhập khẩu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, tổ chức chứng nhận hợp quy báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với Cục Trồng trọt. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Cục Trồng trọt quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế lô giống cây trồng nhập khẩu, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.
Theo đó, việc xử lý lô giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng được quy định như sau:
- Trường hợp lô giống cây trồng nhập khẩu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, tổ chức chứng nhận hợp quy báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với Cục Trồng trọt.
- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Cục Trồng trọt quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế lô giống cây trồng nhập khẩu, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?